Rất nhiều mẹ bầu khi mới mang thai, đều có tâm trạng thấp thỏm không biết minh ăn như thế đã đủ “nuôi” em bé chưa? Không biết là tăng cân hay giảm cân như vậy có ảnh hưởng gì tới em bé không? Cần tăng bao nhiêu cân để đảm bảo cho sự phát triển của em bé? Mẹ hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
1. Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là hợp lý?

Phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà trong 40 tuần thai, mỗi mẹ sẽ có một số đo khác nhau về việc tăng cân. Ngoài những yếu tố về cân nặng và thể trạng của mẹ trước khi mang thai, thì cân nặng còn được phụ thuộc vào cân nặng của thai nhi, nhau thai, nước ối, thể tích máu gia tăng, mô và dịch cơ thể tăng, tử cung giãn ra, kích thước bầu ngực tăng…
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, sự tăng cân trong thai kì được ước tính dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI (Body Mass Index) của mẹ trước khi mang thai.
Công thức được tính như sau:
BMI = Cân nặng / [chiều cao x chiều cao]
Trong đó: Cân nặng: kilogram , chiều cao: met
Kết quả của công thức này như sau:
- BMI < 18.5: Mức tăng cân nên đạt là 12.7kg – 18.3kg
- 5 < BMI < 24.9: Mức tăng cân nên đạt là 10kg – 12kg
- BMI > 25: Mức tăng cân nên duy trì là 7kg – 11.3kg
Trong trường hợp mẹ mang song thai, thì mẹ nên tăng khoảng 16kg – 20.5kg
2. Một số lưu ý về tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai
- Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kì, mẹ thường tăng trung bình từ 1.5kg – 2kg.
- Nếu mẹ tăng cân ít hơn 1kg hoặc nhiều hơn 3kg, thì đều có những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tăng cân ít có thể gây ra tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung hoặc đang suy dinh dưỡng, không đảm bảo được quá trình phát triển của em bé. Tăng cân quá nhiều cũng tăng nguy cơ bị tiền sản giật, đái tháo đường…cho mẹ.
- Mẹ nên kiểm tra cân nặng hàng tháng để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và em bé mẹ nhé.
- Mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tránh đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và ăn hàng quán – những địa điểm không rõ nguồn gốc xuất xứ thực phẩm.
- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, lo lắng và làm những việc nặng nhọc.
Chế độ dinh dưỡng

Như đã đề cập, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình mang thai của mẹ. Theo đó, mẹ cần đảm bảo mình nạp đủ 4 nhóm thực phẩm:
- Nhóm chất bột (bao gồm gạo, mì, ngô, khoai…)
- Nhóm chất đạm (bổ sung qua thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ…)
- Nhóm chất béo (có nhiều trong dầu, mỡ, vừng, lạc…)
- Nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ (trong các loại rau có màu xanh và quả chín)
Mẹ cũng nên sử dụng thêm thực phẩm chức năng để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tuy nhiên, với liều lượng hợp lý và dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Mẹ hãy lắng nghe các tín hiệu của cơ thể để biết rằng mình có cần bổ sung thêm số lượng thực phẩm hay không. Đừng cố gắng ép mình ăn nếu cơ thể không muốn, và ảnh hưởng bởi tư tưởng “ăn cho 2 người” mẹ nhé.
Ngược lại, tránh bỏ bữa, dù đôi khi mẹ chưa có cảm giác muốn ăn. Việc bỏ bữa khiến các vấn đề về trao đổi chất không diễn ra nhịp nhàng, dẫn đến thiếu năng lượng hoặc tụt huyết áp rất nguy hiểm.
Chúc mẹ một thai kì khỏe mạnh, và bé phát triển toàn diện nhé!
Đọc thêm: Ba giai đoạn thay đổi tâm lý của phụ nữ trước và sau hôn nhân
Xin ấn thích và theo dõi tiếp