Ngủ ngáy ở trẻ nhỏ: Sinh lý hay bệnh lý?

Có rất nhiều bố mẹ khi thấy con ngáy ngủ, đơn giản nghĩ là một hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng ít ai biết rằng, nếu việc này diễn ra thường xuyên thành thói quen thì rất có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Ranh giới giữa sinh lý và bệnh lý là đâu, bố mẹ hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây nhé.

1. Hiện tượng ngủ ngáy ban đêm: sinh lý hay bệnh lý?

Ngáy không phải là một hiện tượng hiếm gặp, kể cả với trẻ em. Nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan coi đó là một hiện tượng sinh lý bình thường, thậm chí nhiều bố mẹ còn cho rằng do con ngủ ngon và “vô tư” nên mới xuất hiện tiếng ngáy.

# Ngủ ngáy sinh lý:

Giải thích về việc tạo ra tiếng ngáy khi ngủ, đó là do khi thở luồng hơi di chuyển làm ma sát với gỉ mũi dẫn đến phát ra âm thanh lớn – tiếng ngáy. Các bé càng lớn tiếng ngáy càng nhỏ dần vì khoang mũi và đường thở rộng hơn nên luồng khí ít ma sát.

Thông thường, trẻ từ 3 tuổi trở lên sẽ xuất hiện hiện tượng ngáy khi chìm vào giấc ngủ sâu. Nếu bé hoàn toàn khỏe mạnh, không có những triệu chứng nào khác về đường hô hấp thì bố mẹ có thể yên tâm.

# Ngủ ngáy bệnh lý:

Nếu tình trạng này kéo dài, đồng thời có những biểu hiện như tỉnh giấc giữa đêm, khò khè, khó thở, đái dầm không rõ nguyên nhân, hoặc có những hành vi như dễ kích động, tâm trạng bất ổn thì cần phải điều trị.

2. Nguyên nhân ngủ ngáy ở trẻ nhỏ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như:

  • Viêm amidan hoặc viêm tuyến Adenoids
  • Nghẹt mũi do viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Đọc thêm: Làm sao phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang?

  • Tắc vách ngăn mũi
  • Dị dạng lệch vách ngăn, polip mũi
  • Hen suyễn
  • Bị thụ động tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Thừa cân, béo phì
  • Rối loạn di truyền

3. Cách điều trị ngủ ngáy ở trẻ em

Nếu đã tìm hiểu được nguyên nhân gây ra ngủ ngáy ở con mình, bố mẹ cần có cách điều trị hoặc chữa ngáy ngủ một cách thích hợp nhất. MMC đưa ra một số cách chữa bệnh tham khảo sau đây:

  • Phẫu thuật Amidan hoặc Adenoids nếu như bé bị viêm. Dần dần bé sẽ thở được đúng cách khi ngủ, và chứng ngủ ngáy sẽ mất đi.
  • Thay đổi vị trí ngủ của trẻ: Thông thường khi nằm ngửa sẽ dễ xảy ra hiện tượng ngáy ngủ hơn, do lưỡi được thả lỏng, cản trở luồng không khí lưu thông tự do. Bố mẹ nên đặt bé nằm nghiêng sang 2 bên, có thể giảm bớt hiện tượng ngủ ngáy.
  • Cung cấp đủ độ ẩm trong phòng ngủ: Nếu bé nghẹt mũi, khô mũi hay viêm xoang, viêm mũi dị ứng, thì việc cung cấp đủ độ ẩm trong phòng ngủ là rất cần thiết. Sự gia tăng độ ẩm sẽ làm giảm kích ứng đối với những bệnh lý này và giúp bé đỡ ngáy hơn.
  • Nếu bé bị cảm lạnh, hãy nâng cao đầu khi ngủ
  • Thường xuyên rửa mũi, vệ sinh mũi cho bé mỗi ngày

  • Dùng dầu khuynh diệp nhỏ lên cổ áo hoặc gối của bé sẽ giúp bé dễ thở hơn trong lúc ngủ
  • Nếu do vấn đề thừa cân, thì bố mẹ cần có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để cơ thể cân đối và khỏe mạnh hơn.
  • Bố mẹ cũng không nên để cho trẻ tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá, điều này không chỉ gây ngủ ngáy, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ.

Đọc thêm: Triệu chứng và cách xử lý viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ mà các mẹ cần lưu ý

Xin ấn thích và theo dõi tiếp