Nếu sự khác biệt làm nên số phận, vậy tại sao ta lại phải chối bỏ sự khác biệt ấy?

ự khác biệt làm nên số phận

Năm 20 tuổi, tôi từng rất buồn khi bạn bè, người quen lẫn người lạ trêu chọc về những khiếm khuyết trên cơ thể của mình: Mặt bự như mặt mâm, mũi cao nhưng to, chân thon nhưng ngắn, giọng nói khàn nửa Nam nửa Bắc mà lại lơ lớ “đáng ghét” như Việt Kiều,…

Bẵng đi một thời gian, những “dán nhãn” đó làm tôi trở nên tự ti trong lòng, tôi tìm mọi cách để có thể trở nên “đẹp” hơn, hoàn hảo hơn: Trang điểm thật dày, đi giày thật cao, luyện giọng Bắc thật chuẩn để làm MC cho một chương trình radio. Để rồi sau gần 2 năm như vậy, khi thấy làn da trở nên sạm vì mỹ phẩm, đôi chân đau chai vì giày cao, giọng nói đặc trưng biến đâu mất, sau tất cả, tôi tự hỏi, mình đang làm cái quái gì vậy, mình đang cố gắng trở thành ai thế này?

hoàn hảo
Hình minh họa

Đọc thêm: Người phụ nữ mạnh mẽ sẽ bị ghét nhiều hơn thương, thường cô độc nhiều hơn hạnh phúc…

Vì sao sự “hoàn hảo” này vì sao không thể làm tôi vui mà chỉ khiến tôi trở nên chối bỏ chính bản thân mình? Có lẽ biết bao cô gái đi phẫu thuật thẩm mỹ vì “chuẩn mực cái đẹp” là vì thế. Bây giờ bước ra đường hay thậm chí là chỉ theo dõi trên tivi, có lẽ những hàm răng sứ lung linh, những chiếc mũi cao dọc dừa đáng ngưỡng mộ là điều mà ai cũng dễ dàng bắt gặp.

Có lẽ đã qua rồi cái thời thấy răng khểnh là dễ thương, thấy chiếc mũi tẹt to là đáng mến. Những chuẩn mực về cái đẹp khiến người ta thích thú khi bắt gặp ai đó đạt được những gì mình nghĩ, nhưng cũng khiến người ta ngao ngán khi thấy ai cũng đẹp “na ná” giống nhau?

thẩm mỹ
Hình minh họa

Đọc thêm: Khởi nghiệp thiếu vốn lên đến 600 triệu, nhưng tôi đã vượt qua khủng hoảng tuổi 23

Thực ra, đẹp lên càng tốt, làm đẹp cho bản thân cũng chẳng có gì đáng chê trách, chúng ta luôn có thể tốt hơn những gì mình đã làm ngày hôm qua, dù là về trí não hay nhan sắc, nhưng có một điều là chúng ta sẽ không bao giờ có thể đạt được sự hoàn hảo. Người ta không thể cải thiện mà không thực hành, không thể rèn luyện nếu như không mắc lỗi. Cuộc đời chúng ta luôn luôn có những thiếu sót, và đó chính là vẻ đẹp của mỗi người. Cô bé Lọ Lem sẽ chẳng ra đời nếu như chính cô sinh ra đã là một công chúa “ngậm thìa vàng”. Nếu sự khác biệt làm nên số phận, vậy tại sao ta lại phải chối bỏ sự khác biệt ấy?

Để đạt được ước mơ của mình, để chạm tới hạnh phúc của mình, bạn không cần phải trở nên hoàn hảo, bạn không cần phải trở nên là một mỹ nữ, cũng không cần phải trở thành tiến sỹ, bạn chỉ cần nỗ lực tìm cho mình cách tiếp cận đúng, là chính mình và đừng quá bận tâm về những đánh giá của người khác. Vì nếu người ta yêu bạn khi bạn là “bản sao” của một ai đó, họ cũng sẽ rời bỏ ta khi biết “bản sao” này chưa thể hoàn thiện như “bản chính” thôi.

Bài viết】được chia sẻ bởi【Gari

Xin ấn thích và theo dõi tiếp