“Đừng xem tivi nữa, mẹ đã nói bao nhiêu lần rồi”…
“Đừng giẫm lên nước, bẩn con !!”
“Đừng khóc nữa, mẹ đánh cho bây giờ!”
“Đừng làm phiền mẹ, ra chỗ khác chơi ngay!”
Hồi còn ở Việt Nam, đi đâu làm gì, bất kể lúc nào Emma gặp trẻ con cùng phụ huynh đều có thể nghe được những lời nói như vậy! Trẻ con vốn dĩ hiếu động, thường có xu hướng không nghe lời, phớt lờ sự phân công, sắp đặt của bố mẹ để làm việc mình thích, làm theo ý mình muốn. Điều đó là hoàn toàn bình thường bởi trẻ con thường hay có những tưởng tượng và niềm yêu thích riêng, chắc chắn là rất khác so với thế giới người lớn.
Nhiều bố mẹ thay vì nói “Cẩn thận con nhé”, họ lại nói “Đừng có lơ đãng!”; thay vì nói “Con phải ngoan, chỉ được nhìn thôi nhé” thì lại nói “Không được nghịch ngợm”; Không được làm thế này thế kia,.. dù có thể nói với con rằng “Cố lên con nhé!” thì họ lại nói “Có thế mà con cũng không làm được à?”.
Đọc thêm: MC Minh Trang bức xúc lên tiếng: “Người lớn, hãy ngưng vô duyên!”
Với con trẻ, những câu nói tiêu cực, những hành động bắt ép sẽ vô tình nuôi dưỡng sự bướng bỉnh và phản kháng của trẻ cũng như hình thành một tính cách tự ti cho trẻ, như vậy thì thật không tốt một chút nào đúng không ạ?
Trẻ bị la mắng nhiều sẽ trở nên tự ti. Nếu hàng ngày cứ phải nghe những tràng “Con lại không làm việc này nữa rồi”, “Sao con lại không làm được việc kia chứ”, “Con làm như vậy là không được đâu” xối xả như nước thì bất kể là ai cũng không còn niềm tin vào chính mình.
Trẻ sẽ dần hình thành những ý nghĩ tiêu cực như: “Mình là đứa vô dụng”, “Mình chẳng làm được gì hết”và trong một khoảng thời gian dài sau đó, những ý nghĩ tích cực của trẻ sẽ bị thui chột.
Trẻ sẽ mất đi niềm tin vào cha mẹ. “Có phải bố mẹ không yêu mình nữa không?” “Mình chẳng được ai yêu cả” sẽ xuất hiện trong đầu trẻ. Làm sao chúng có thể nghĩ rằng bố mẹ yêu thương mình khi ngày nào cũng phải nhận những lời nhiếc móc.
Bạn muốn con hiểu rằng bố mẹ làm vậy chỉ vì muốn tốt cho chúng và chúng cần cố gắng tiếp thu những lời đó. Nhưng trẻ không làm được như vậy, bởi chúng không tài nào hiều được lý do.
Bản thân cũng là một người mẹ, Emma nhận ra việc giáo dục con trẻ trước hết phải dựa trên sự tôn trọng đối với con trong cách cư xử.
“Dẫm chân vào nước vui thật đấy nhỉ, nhưng đôi giày con rất thích này có thể bị bẩn đấy !!”
“Nếu con ngồi ăn tập trung thì sẽ không bị đau dạ dày đâu, đau dạ dày khổ lắm”
“Con có biết là muốn thành hoa hậu thì phải đi thẳng lưng không?”
“Mình xem tivi nốt 3 phút nữa rồi mẹ con mình lên học nhé”
“Đôi con chọn cũng đẹp đấy, con đi thử thêm đôi này nữa xem sao nhé”
Đọc thêm: Gạt bỏ rào cản, giúp trẻ nhút nhát trở nên tự tin hơn trước đám đông!
Bố mẹ hãy thử thay đổi cách giao tiếp khéo léo với con nhé! Hãy gợi ý cho con cách con nên làm gì tiếp theo thay vì cấm cản để con cảm nhận được sự tôn trọng! Chúng ta bỏ ra những gì thì sẽ được nhận lại được đúng như thế phải không nào!
【Bài viết】được chia sẻ bởi 【Emma Pham Kitchen】
Xin ấn thích và theo dõi tiếp