Uống thuốc là để chữa bệnh, nhưng nếu uống sai cách sẽ làm sức khỏe của người bệnh ngày một suy yếu! Gần đây tiết trời chuyển lạnh, nhiều người bị bệnh cảm cúm nhưng uống thuốc mãi vẫn không hết bệnh, vì sao thế?
Thuốc cảm, sirô ho có thể để bao lâu? Có chia độ tuổi sử dụng không? Theo báo cáo của báo chí nước ngoài, mỗi năm đều có 1.500.000 người mắc phải những sai lầm nguy hiểm khi uống thuốc, đặc biệt là người lớn tuổi. Sau đây xin liệt kê ra 7 sai lầm mà mọi người thường hay mắc phải khi uống thuốc!
1. Bạn có hay tự mình kết hợp thuốc không?
2. Bạn có biết rõ tính năng của thuốc đang sử dụng không?
Nhiều người thường không biết loại thuốc mình đang uống có tính năng gì, có các tác dụng phụ nào ảnh hưởng sức khỏe, chỉ cần đưa thuốc vào miệng uống là được! Cho dù là thuốc bác sĩ kê đơn nhưng ít ra bạn cũng nên hỏi kỹ bác sĩ nó có công dụng gì, có tác dụng phụ không, uống mấy lần/ngày, uống khi nào!
3. Bạn uống thuốc với liều lượng cao
Có người không nghe theo lời dặn dò của bác sĩ, hay nghĩ rằng uống nhiều thuốc cùng lúc sẽ nhanh khỏi bệnh hơn! Đây là một suy nghĩ tai hại! Vì bạn không biết rằng cơ thể mình có thể chịu đựng liều lượng thuốc khoảng bao nhiêu, nếu uống liều lượng quá mức bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng như ham ngủ, mơ màng, đau ngực, ói mửa, tiêu chảy.
4. Bạn có uống thuốc đều đặn như lời bác sĩ dặn?
Đa số mọi người hay quên mất điều này! Ví dụ như bác sĩ nói bạn nên uống 3 bữa, bạn chỉ uống 2 bữa; uống trước và sau khi ăn, bạn lại uống khi bụng trống; uống trước khi ngủ, bạn lại uống thuốc khi ăn xong. Đây là trường hợp thường gặp và mọi người nên cải thiện, nghe đúng chỉ dẫn thì bệnh tình mới mau khỏi được.
5. Bạn có uống thuốc khi bụng trống rỗng không?
Ăn uống không đều đặn hoặc không ăn trước khi uống thuốc đều gây cản trở đến việc hấp thụ thuốc của dạ dày. Vì vậy nếu loại thuốc bạn đang sử dụng cần ăn trước khi uống thì bạn vẫn nên tuân thủ!
6. Bạn có lấy thuốc còn dư của người khác uống không?
Rất nhiều bà mẹ, ông bố hoặc 2 vợ chồng với nhau thường uống chung một loại uống hoặc uống thuốc của nhau. Ví dụ: chồng bị cảm vừa hết nhưng lây cho vợ, vừa hay thuốc bác sĩ kê chồng vẫn còn sót lại, vợ thấy vì cũng cảm cúm như nhau nên lấy thuốc đó uống! Đây là điều sai lầm nhé! Cơ thể mỗi người khác nhau nên thuốc trị bệnh cũng nên được điều chỉnh theo cơ chế từng người! Đừng tự mình làm thầy thuốc ở nhà để rồi rước họa vào thân.
7. Thuốc uống không hết
Nhiều người thường có suy nghĩ thuốc trị bệnh thông thường như cảm, ho nếu uống không hết thì để đó nếu lần sau mắc bệnh thì uống tiếp! Theo các bác sĩ, tuy triệu chứng giống nhau nhưng không thể biết được nguyên nhân gây bệnh có phải là virus lần trước hay không, vì thế mà thuốc lần trước không nhất định thích hợp với bệnh của lần sau!
Ngoài ra đối với siro ho của trẻ em thường chỉ nên bảo quản cỡ 1 tháng, nếu đã hết bệnh mà vẫn còn thuốc, khi đã quán 1 tháng thì nên bỏ đi, không khuyến khích sử dụng lại.
Xin ấn thích và theo dõi tiếp