Dịch bệnh hiện vẫn đang trong mức căng thẳng tại Trung Quốc, dù nhiều ca nhiễm bệnh đã khỏi bệnh. Vừa qua, trung tâm kiêm soát dịch bệnh, bệnh viện đại học Thượng Hải Tongji và công ty công nghệ sinh học vi sinh vật cùng nghiên cứu ra vắc xin và đã thí nghiệm trên động vật. Tháng 4 sắp tới sẽ tiếp tục thí nghiệm lâm sàng trên cơ thể người.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 2000 trường hợp tử vong vì dịch Covid-19, lượng người chết đã vượt qua đại dịch SARS năm xưa. Độ nghiêm trọng của dịch bệnh lần này đã thôi thúc các nhà nghiên cứu y học tích cực tìm ra vắc xin để khống chế đại dịch. Mẫu thử của dịch bệnh đã được tiến hành thí nghiệm trên hơn 100 con chuột khỏe mạnh. Đại diện của trung tâm kiêm soát dịch bệnh cho biết, đây chỉ là giai đoạn sơ bộ của tiến trình thí nghiệm, nếu muốn dùng trên cơ thể người, cần phải sát hạch lại rất nhiều lần nữa mới có thể khẳng định được hiệu quả.
Đọc thêm: Tips kháng chiến với dịch COVID-19 bảo vệ gia đình trước sự đe dọa của Coronavirus
Tiến hành trên động vật là bước sơ khai trong bất cứ 1 thí nghiệm nào. Tuy theo tình trạng bệnh lý, thời gian thí nghiệm lâm sàng có thể kéo dài từ mấy tháng cho tới mấy năm không nói trước được. Hiện nay, thí nghiệm trên động vật đã thành công tách ly coronavirus, thời gian chỉ vỏn vẹn 2 tuần.
Viện trưởng bệnh viện đại học Thượng Hải Tongji cho biết, thí nghiệm này sau khi thành công trên động vật nhỏ như chuột, sẽ tiến tới thử hành trên động vật lớn hơn như khỉ, nhằm đảm bảo tính an toàn khi sử dụng vắc xin trên người.
Do đó nếu thí nghiệm trên động vật tiến hành thuận lợi, theo đà này vắc xin sẽ tiến hành thí nghiệm lâm sàng trên con người, dự kiến nhanh nhất là tháng 4 năm nay.
Đọc thêm: Vĩnh Phúc phong tỏa “tâm dịch” xã Sơn Lôi để kiểm soát tình hình lây lan
Mặc dù nhiều nhà khoa học cho rằng, thời gian nghiên cứu có vẻ quá lâu so với mức ảnh hưởng của dịch bệnh. Có khả năng lúc vắc xin chắc chắn có thể dùng cũng là lúc bệnh dịch đã nguôi ngoai rồi. Nhưng việc dự trữ vắc xin sẽ có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng bệnh khi có xảy ra dịch bệnh tương tự sau này. Ví như dịch Ebola xảy ra vào năm 2014 tại Phi Châu, lúc đó không có bất cứ vắc xin nào, nhưng đến năm 2019 dịch Ebola tái phát, có hơn 200 nghìn người chích vắc xin phòng Ebola, kịp thời khống chế được mức lan tỏa của dịch bệnh.
Hiện chuyên gia các nước trên toàn thế giới bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Úc đều đang tích cực nghiên cứu thuốc và vắc xin phòng dịch COVID-19. Đây còn là cuộc đua thời gian với dịch bệnh, mọi người đều mong mỏi có thể tìm ra vắc xin chống Coronavirus trong thời gian ngắn nhất có thể.
Xin ấn thích và theo dõi tiếp