Bị bệnh thận chớ chủ quan chuyện ăn uống! Thực phẩm nào nên ăn và nên tránh?

Bị bệnh thận chớ chủ quan chuyện ăn uống! Thực phẩm nào nên ăn và nên tránh?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với những người bị bệnh thận. Khi mắc bệnh, bản thân người bệnh luôn băn khoăn những thực phẩm nào thì tốt đối với bệnh tình của mình, và nên tránh những loại thực phẩm nào. Đối với người bị bệnh thận, đây là mối quan tâm thiết yếu vì thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thận. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Thận là một cơ quan nhỏ nhưng vô cùng mạnh mẽ và đảm nhận nhiều việc quan trọng như lọc chất thải, điều hòa huyết áp, cân bằng nước và điện giải… Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể làm tổn thương cơ quan quan trọng này. Theo thống kê, đây là một căn bệnh phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 10% dân số thế giới. Vậy chế độ dinh dưỡng nào tốt nhất cho những người bị bệnh thận?

1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh thận

Hãy tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng này nếu bạn đang mắc bệnh thận mãn tính và trước khi chạy thận:

Bị bệnh thận chớ chủ quan chuyện ăn uống! Thực phẩm nào nên ăn và nên tránh?
Ảnh minh họa
  • Protein (Chất đạm): Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà khẩu phần protein trong ngày sẽ khác nhau. Giảm đạm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh đến suy thận giai đoạn cuối. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng khoảng 0.6-0.8g/kg/ngày và các loại đạm có giá trị dinh dưỡng cao như cá, trứng, thịt nạc, sữa.
  • Năng lượng: khoảng 35-40kcal/kg/ngày
  • Chất béo: ít hơn 30% tổng năng lượng khẩu phần
  • Phốt pho: mỗi ngày nên bổ sung từ 300-600 mg
  • Canxi: mỗi ngày nên bổ sung từ 900-1200 mg
  • Natri: khoảng từ 1000-2000 mg/ ngày tùy thuộc vào mức độ phù và huyết áp
  • Sắt: khi bệnh nhân thực hiện chế độ ăn chay hoặc chế độ ăn giảm đạm, cần phải bổ sung thêm sắt
  • Kali: bổ sung khoảng từ 2000-3000 mg/ ngày; khi có tăng kali trong máu, phù hay tiểu ít thì hạn chế dưới 1000 mg. Trong bữa ăn, không nên uống quá nhiều nước canh vì có chứa nhiều kali;
  • Vitamin: nên bổ sung các vitamin tan trong nước như vitamin B, vitamin C, nếu bệnh nhân có những biểu hiện của loạn dưỡng xương hoặc cường phó giáp thì có thể bổ sung thêm vitamin tan trong chất béo, chẳng hạn như vitamin D3
  • Muối: Nên hạn chế muối trong chế biến các món ăn ở mức tối đa
  • Nước: Cân bằng lượng nước vào và lượng nước ra

Đọc thêm: Sỏi thận? Những điều kiêng kỵ cần biết

2. Những thực phẩm tốt cho người bị bệnh thận

Bị bệnh thận chớ chủ quan chuyện ăn uống! Thực phẩm nào nên ăn và nên tránh?
Ảnh minh họa

Dựa vào nguyên tắc dinh dưỡng này, bạn nên bổ sung những thực phẩm như sau:

  • Những thực phẩm tinh bột ít đạm như: miến, bún, phở, cháo, khoai lang ngũ cốc,…
  • Những thực phẩm nhiều chất đạm sinh học: cá, trứng, thịt nạc, sữa…
  • Dầu thực vật: Dầu olive, dầu đậu nành, dầu hướng dương,…
  • Rau: Súp lơ, bắp cải, ớt chuông, hành tây, cải lông, củ cải,..
  • Quả: Việt quất, nho đỏ, dứa, quả nam việt quất,…

Những bệnh nhân bệnh thận kèm theo đái tháo đường thì nên ăn những loại hoa quả có chỉ số đường thấp bạn nhé.

3. Những thực phẩm người bị bệnh thận nên tránh

Bị bệnh thận chớ chủ quan chuyện ăn uống! Thực phẩm nào nên ăn và nên tránh?
Ảnh minh họa

Khi có bệnh, cơ thể bạn nên tuân theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và cần được giới hạn muối và chất đạm. Việc ăn uống khoa học sẽ giảm thiểu lượng chất đào thải và giảm gánh nặng cho thận:

  • Người có bệnh thận tuyệt đối không nên ăn nhiều muối
  • Hải sản: tránh ăn cua, cá trích, cá sú vàng, cá cơm…
  • Thịt: Hạn chế các loại thịt và nội tạng động vật
  • Trái cây: Hạn chế các loại quả như cam, quýt, chanh, bưởi, chuối, dứa, đào, lựa…
  • Rau củ: Kiêng măng, gừng, đậu đỗ, lạc, vừng…
  • Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế những món ăn cay nóng và nên uống lượng nước vừa phải phù hợp với tình trạng của bệnh.

Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

Đọc thêm: Cẩn thận! Nếu trẻ cứ sốt tái phát thì dẫn đến nguy cơ suy thoái thận mạn tính

Xin ấn thích và theo dõi tiếp