Biết điều này sớm hơn liệu bạn có đủ quyết tâm từ bỏ thói quen này?
Kết quả một cuộc khảo sát ở Anh cho thấy, người Anh trung bình dành hơn 3 giờ mỗi tuần cho việc ngồi nhà vệ sinh. Con số này vượt xa mức khuyến nghị từ 10-15 phút mỗi ngày, tức là khoảng 1 giờ 45 phút mỗi tuần. Điện thoại di động chính là nguyên nhân chính của việc này. Khoảng 75% người Mỹ cũng thừa nhận họ sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh.
Ảnh minh họa: Brightside.
Những lý do khuyến cáo bạn không nên ngồi quá 15 phút trong nhà vệ sinh.
Lây nhiễm vi khuẩn
Bản chất nhà vệ sinh không phải nơi sạch sẽ cho dù có được vệ sinh thường xuyên đến thế nào thì nhà vệ sinh vẫn còn sót lại một số lượng lớn những vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Những dạng vi khuẩn thường xuất hiện trong nhà vệ sinh như: viêm gan A, tụ cầu vàng kháng methicillin, streptococcus, norovirus, E.coli, salmonella, shigella. Ngoài ra, nhà vệ sinh con chứa cả virus cảm cúm thông thường có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bạn
Tác hại của việc sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh xảy ra khi vi khuẩn có khả năng bám vào điện thoại bạn đang cầm, tạo thành một vòng lây nhiễm: từ điện thoại – đến tay – miệng- vào trong cơ thể.
Ít ai để ý rằng việc dù bạn có rửa tay sạch đến đâu trước khi rời khỏi nhà vệ sinh thì chiếc điện thoại kia vẫn còn nguyên vi khuẩn, thậm chí thay đổi môi trường còn khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn.
Nhà vệ sinh thường là nơi ẩm ướt nên đó là nơi lý tưởng để sinh sôi mầm bệnh, sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh khiến các vi khuẩn bám vào điện thoại dễ dàng tấn công bạn.
Nhà vệ sinh chứa rất nhiều Ecoli ẩn náu, khi đặt chân vào nhà vệ sinh vi khuẩn đã có thể bám vào tay và các vật dụng trên cơ thể. Vì vậy, thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh là vô cùng cần thiết, quần áo sau một ngày sẽ được giặt và phơi khô tránh vi khuẩn bám lại.
Vi khuẩn Ecoli có thể gây tiêu chảy ra máu, nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thậm chí là suy thận, viêm màng não mủ, gây viêm phổi và dẫn tới tử vong vô cùng nguy hiểm. Vi khuẩn Salmonella và C.difficile đều gây tiêu chảy, viêm ruột có thể dẫn tới tử vong.
Dùng điện thoại trong nhà vệ sinh tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh đường ruột
Bạn không thể thực sự thả lỏng
Xem điện thoại sẽ không chỉ khiến cho não của bạn hoạt động ở chế độ căng thẳng, nó còn khiến bạn mất tập trung vào các hoạt động khác. Nếu bạn muốn cơ thể được thả lỏng thực sự, khi đi WC, hãy thử thả lỏng, thư giãn. Bằng cách kích hoạt cơ thể, bạn cũng sẽ kích hoạt bộ não của mình.
Bạn còn bị căng thẳng
Điện thoại sẽ không chỉ làm cho não của bạn ở chế độ căng thẳng mà còn khiến bạn mất tập trung vào các hoạt động hàng ngày. Nếu bạn muốn nghỉ ngơi, hãy thử thiền hoặc tập một vài bài tập. Nếu thiền không phải là sở thích của bạn, bạn có thể tìm đến sách.
Việc đọc sẽ khiến bạn tập trung vào các từ và không quan tâm đến điện thoại của mình. Bạn sẽ chỉ đơn giản là tách khỏi mọi thứ làm phiền bạn và đưa mình vào một thế giới khác.
Bạn sẽ dễ coi thời gian vào toilet như cách “đi trốn”
Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy nhiều người trong số những người sử dụng điện thoại ở WC coi đó là cách để giấu cảm xúc tiêu cực. Ngoài ra, nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng sinh viên sử dụng điện thoại để chống lại sự buồn chán. Do đó, việc sử dụng điện thoại liên tục như một chiến lược đối phó có thể có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của chính chúng ta. Và cứ thế, bạn sẽ có xu hướng khi cần “đi trốn”, bạn lại vào toilet với một chiếc điện thoại. Hoạt động này rất dễ bị lặp mà không thoát ra được.
Bạn lãng phí thời gian của chính mình
Theo một nghiên cứu của Đại học Florida, Đại học Bang Michigan và Đại học Washington, tất cả chúng ta dành trung bình 90 phút mỗi ngày để lướt điện thoại, tức là khoảng 3,9 năm trong cuộc đời của chúng ta. Điều này có nghĩa là điện thoại có thể khiến chúng ta mất tập trung vào công việc và các hoạt động hàng ngày. Theo nghiên cứu này, nhân viên lãng phí khoảng 5 giờ mỗi tuần cho những phút không liên quan đến công việc.
Khiến mụn xuất hiện nhiều hơn
Một số loại vi khuẩn như tụ cầu vàng có thể gây ngộ độc thực phẩm và xuất hiện mụn trứng cá. Thường xuyên đem điện thoại vào nhà vệ sinh khiến điện thoại dính nhiều vi khuẩn. Trong quá trình sử dụng điện thoại như dùng tay bấm, nghe điện thoại… vô tình khiến vi khuẩn tiếp xúc với da mặt nhiều hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm, hình thành nhân mụn.
Tác hại của việc sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh về lâu dài gây ra các hội chứng về ruột như táo bón, rối loạn tiêu hóa, đại tràng co thắt… Để giảm thiểu những nguy cơ bệnh lý này, tốt nhất bạn không nên đem điện thoại vào nhà vệ sinh. Nên nhớ rằng, điện thoại còn bẩn hơn nhà vệ sinh nếu bạn tiếp tục giữ thói quen xấu này.
Bạn trở thành ‘con nghiện’
Một trong 3 triệu chứng chính của chứng nghiện điện thoại là nỗi lo lắng khi rời khỏi nhà mà không mang điện thoại bên mình. Hai điều còn lại, bao gồm nỗi sợ rằng bạn không thể gửi hoặc nhận tin nhắn. Mặc dù các nhà khoa học không thường sử dụng từ “nghiện” cho tình huống này, nhưng thực tế là những dấu hiệu được thể hiện cho thấy chứng nghiện điện thoại là có thật.
Xin ấn thích và theo dõi tiếp