Thứ quả trong bếp nhà nào cũng có, là vị thuốc tốt trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Thời điểm này đang có nhiều người ho đờm, sưng đau, viêm họng, đau rát họng… là cơ hội để quả này phát huy tác dụng rất tốt của nó, nhưng không phải ai cũng biết cách dùng.
Tác dụng của quả chanh trong bếp
Thứ quả trong bếp đó đó là quả chanh, chắc chắn bếp nhà nào cũng có bởi nó rất phổ biến. Từ lá, tới quả, vỏ, hạt chanh, vỏ cây chanh, tinh dầu của nó đều là những vị thuốc tốt trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Trong quả chanh có nhiều chất acid citric (6,56-7,84%), đường toàn phần (0,26-4,13%), protein, dầu béo, muối khoáng, vitamin B1, C.
Về thành phần hóa học của thứ quả trong bếp này từ lá chanh, vỏ cây, dịch quả đều chứa nhiều loại tinh dầu có tác dụng chống viêm.
Về Đông y quả chanh là thứ quả có vị ngọt, tính bình, quy kinh, vị, phế.
– Lá chanh có vị đắng the, mùi thơm, tính bình, có công dụng giải nhiệt, thông can khí, tiêu thũng, tán độc, hoạt huyết, chữa ho, cảm cúm, hen phế quản, ho gà, tiêu thực… Nước hãm lá chanh dùng uống trị cảm cúm, giúp răng mọc tốt.
– Quả chanh vị chua, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, dùng làm thuốc long đờm, trị ho, trị nôn ra mật, sát trùng, sáng mắt, tiêu thực, giúp ăn ngon miệng, lợi tiêu hoá…
– Vỏ quả chanh vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng chữa ho nhiều đờm, đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa…
– Dịch chanh có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chống viêm, cầm máu, chữa cảm sốt, bệnh Scorbut (bệnh thiếu vitamin C).
Tinh dầu chanh kích thích nhẹ đường tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột, đẩy mạnh sự phân tiết dịch tiêu hóa giúp bài hơi và có tác dụng khử đờm.
Tinh dầu chanh (1 phần) với nước (10 phần) xoa bóp lên da, hoặc làm chất phụ gia cho vào nước tắm chữa chứng hay hoảng hốt, sợ hãi, trầm uất.
Hỗn hợp tinh dầu chanh và tinh dầu bạc hà giúp con người làm việc tập trung hơn, nâng cao hiệu quả lao động.
– Hạt chanh có dầu béo gồm, các acid palmitric, stearic, oleic, linoleic và chất đắng lemonin, dùng làm dược liệu bào chế thuốc.
Các cách dùng chanh tại nhà
Chuyển mùa và thời điểm này dịch bệnh khiến nhiều người bị ho, đờm, nên thứ quả trong bếp bình dân bỗng được nhiều người chú ý, nhất là các F0 muốn đồng hành cùng nó dưới nhiều hình thức bởi tác dụng làm loãng dịch đờm ứ đọng, giảm đau rát và nghẹn vướng cổ họng…
Theo đó, thứ quả trong bếp này rất giàu Vitamin C giúp thanh nhiệt, giải độc… Đặc biệt là tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch giúp cơ thể sẽ dễ dàng tiêu diệt virus và vi khuẩn gây tổn thương vùng hầu họng. Hàm lượng acid citric có tác dụng làm loãng dịch đờm ứ đọng, từ đó giảm đau rát và nghẹn vướng ở cổ họng.
Trong dân gian, người ta hay dùng chanh theo cách sau:
– Ngậm múi chanh với ít muối, nuốt nước dần dần để chữa viêm họng, khản tiếng, ho nhiều, háo khát.
– Hạt chanh 10g, hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, mật gà đen 1 cái. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2-3 lần trong ngày để chữa ho lâu ngày.
– Chữa ho, viêm cuống phổi, mất tiếng (nhất là ở trẻ nhỏ): Hạt chanh 10g, hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, nước 200ml. Các dược liệu được nghiền nát với nước, thêm mật ong hoặc đường kính, uống làm 2-3 lần trong ngày. Dùng vài ngày.
– Chữa táo bón: Hạt chanh vừa tách khỏi múi quả 10-20g, ngâm ngay vào một chén nước nóng trong vài giờ, chất nhày bao quanh hạt sẽ nở và lan ra cho một dung dịch đặc sánh, thêm đường mà uống.
Cách pha và dùng chanh trị viêm đau họng tại nhà như sau:
Ngậm chanh tươi:
+ Dùng 1 lát chanh tươi tẩm với 1 ít muối. Ngậm trực tiếp và nuốt nước cốt chanh. Sau 10 phút có thể nhả lát chanh.
+ Hoặc không thích chanh muối thì thay thế muối bằng mật ong, tác dụng chanh – mật ong cũng tương tự.
Trà chanh – mật ong:
Vắt 2 quả chanh lấy nước cốt.
Hòa nước cốt chanh này với 3 thìa mật ong.
Đổ thêm 300ml nước ấm vào và khuấy đều. Uống trà chanh – mật ong khi còn ấm và nên nhấp từng ngụm để dưỡng chất từ dược liệu thẩm thấu vào mô hầu họng.
Theo giadinh.net.vn
Xin ấn thích và theo dõi tiếp