Thâm nám da mặt, nách và nhiều vùng da khi mang thai do đâu?

Nhiều thai phụ xuất hiện những mảng da sẫm màu trên khuôn mặt (nám da), các vùng da trên cơ thể trở nên sẫm màu như vùng da cổ, da nách, da bụng và vùng kín.

1. Nám da khi mang thai

Quá trình mang thai có thể khiến tóc và da của nhiều phụ nữ thay đổi, có thể đẹp lên nhưng cũng có thể xấu đi.

Hiện tượng thâm nám da là một chứng rối loạn da trong đó các tế bào hắc tố (tế bào tạo màu) trong da của bạn sản xuất thêm sắc tố vì một lý do nào đó. Trong thai kỳ, nó thường được gọi là chloasma, hoặc “mặt nạ của thai kỳ”, hiện tượng này chỉ gây ảnh hưởng về thẩm mỹ chứ không ảnh hưởng đến thai nhi hay gây ra biến chứng thai kỳ nào khác.

Những người có nhiều sắc tố hơn trên da có nhiều khả năng phát triển bệnh nám da hơn, vì họ tự nhiên có sản xuất melanin tích cực hơn.

Thâm nám da mặt, nách và nhiều vùng da khi mang thai do đâu? - Ảnh 1.

Tăng sắc tố da khi mang thai rất phổ biến.

2. Các triệu chứng của thâm nám da khi mang thai Triệu chứng chính của thâm nám da là sạm da trên mặt và một số vùng da khác trên cơ thể. Bạn có thể nhận thấy các mảng hoặc đốm sẫm màu trên trán, má, cằm hoặc quanh miệng, vùng nách, vùng bụng… Các vùng da khác trên cơ thể cũng có thể nám đen. Những khu vực này có thể trở nên sẫm màu hơn khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn khi mang thai.

Lưu ý, đau nhức hay ngứa không phải là triệu chứng của nám da do đó, nếu thai phụ gặp những dấu hiệu này hoặc phát triển kích ứng nghiêm trọng, bạn có thể đang gặp một tình trạng khác. Khi đó nên đi khám để tìm nguyên nhân. Ví dụ, các bác sĩ da liễu có thể chẩn đoán tình trạng da có phải do vi khuẩn, nấm hay các vấn đề liên quan khác hay không.

3. Nguyên nhân gây nám da khi mang thai

Tăng sắc tố da khi mang thai rất phổ biến. Bà bầu có thể nhận thấy núm vú, quầng vú, nách hoặc một đường (linea nigra) kéo dài từ vùng mu trên bụng, hoặc bộ phận sinh dục của mình trở nên sẫm màu hơn, thậm chí sạm da khắp cơ thể.

Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là dư thừa estrogen và progesterone, là nguyên nhân chính gây ra nám da khi mang thai. Ngoài ra, các mảng tối trên mặt có thể trầm trọng hơn do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng một số sản phẩm hoặc phương pháp điều trị chăm sóc da và thậm chí là do di truyền.

Chloasma cũng có thể trở nên tồi tệ hơn do sự mất cân bằng nội tiết tố có thể đã xuất hiện ngay cả trước khi mang thai. Các hormone kích thích tế bào hắc tố của cơ thể sẽ phản ứng với những tác nhân này bằng cách tạo ra sự dư thừa của các sắc tố bảo vệ (các mảng tối) trên da được gọi là melanin.

Thâm nám da mặt, nách và nhiều vùng da khi mang thai do đâu? - Ảnh 2.

Thâm nám da có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.

4. Khi nào xảy ra nám da trong thai kỳ? Nám da có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, nhưng phổ biến hơn là thường bắt đầu vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng giữa.

Có nhiều yếu tố tác động đến sắc tố sẫm màu. Màu da và loại da của bạn có thể khiến tình trạng này ít nhiều dễ nhận thấy. Việc bạn ra nắng nhiều hay thậm chí thời gian trong năm khi bạn mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến thời điểm bạn nhận thấy lần đầu tiên.

5. Sau sinh có hết thâm nám không?

Tin tốt là tình trạng tăng sắc tố này có thể sẽ không trở nên tồi tệ hơn sau khi bạn sinh con và biến mất hoàn toàn mà không cần bất kỳ phương pháp điều trị nhắm mục tiêu nào.

Theo TS BS Lê Thị Anh Đào, BV. Phụ sản Hà Nội việc bị thâm một số vùng da trên cơ thể trong giai đoạn mang thai là hiện tượng khá phổ biến, liên quan đến việc tăng các nội tiết do thai nghén. Không chỉ có vùng nách mà nhiều vùng da trên cơ thể có hiện tượng tăng sắc tố này như vùng mặt, vùng da bụng, vùng kín. Những vùng da bị thâm này sẽ được phục hồi trở lại sau sinh. Có thể sử dụng một số loại kem an toàn như kem chống nắng.

6. Phương pháp điều trị an toàn khi mang thai

Xin ấn thích và theo dõi tiếp