Đây là bài tường thuật của cô y tá tên Bronnie Ware mà dân mạng đã share rất nhiều trên các trang Facebook và Twitter, sau đây Ad xin phép được truyền tải thông điệp sau cho các bạn cùng đọc nhé!
Có thể bạn rất ít khi nghe những chuyện này hoặc có khi bạn đã từng nghe nhưng lại nghĩ rằng bản thân còn rất nhiều thời gian để suy ngẫm những việc như thế; nhưng bạn à, cuộc đời không ai biết trước được điều gì, nếu như chúng ta có thể dành vài phút cho bài viết này, biết đâu chừng lại có thể thay đổi cách nhìn các cư xử của ta để sau này không phải hối hận khi về già?
Bronnie Ware là cô y tá chuyên chăm sóc cho các bệnh nhân lâm chung và thường hay nghe họ kể về những chuyện hối hận, ray rứt trước khi kết thúc cuộc đời của họ. Sau đó thì cô đã suy ra 5 việc sau đây là 5 việc mà cô đã được nghe nhiều nhất từ các bệnh nhân mà cô đã từng chăm sóc qua chính lời kể của cô.
Làm việc trong bộ phận chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, tôi biết những bệnh nhân mà mình chăm sóc hàng ngày rồi cũng sẽ đến lúc họ ra đi nhưng họ lại không phải ra đi vì hồi phục, mà là rời khỏi bệnh viện để chọn cho mình cách trở về nhà để có thể đoàn tụ cùng gia đình trong những đêm cuối cùng của cuộc đời họ! Những bệnh nhân này khi biết tin mình không còn nhiều thời gian nữa, họ đã phải trải qua rất nhiều giai đoạn phẫn nộ bi ai của đời người chỉ trong khoảng thời gian ngắn tại bệnh viện điều dưỡng, họ từng nghi ngờ, yên lặng chấp nhận sự thật cho đến việc hồi tưởng lại cuộc đời và những điều từng trải, họ đã kể tôi nghe những chuyện mà bản thân đã nghiệm ra rằng “Đáng lẽ lúc đó tôi có thể….”
“Tôi ước mình có thể sống cho bản thân, chứ không phải sống trong sự kì vọng của người khác”
Khi đối mặt với thần chết, con người ta hay ngẫm lại cuộc đời đã qua và câu nói tôi được nghe nhiều nhất đó chính là không thể làm điều mình mong muốn, không thể hoàn thành ước mơ của mình! Khi còn trẻ có lẽ ta thường bị che mắt bởi cơm áo gạo tiền, bởi những gánh nặng và kì vọng của người thân mà không thể thực hiện điều mình mong muốn; và rồi dần dần thời gian lại bào mòn đi cái khát khao ấy để nó chìm vào quên lãng!
“Tôi đã dành hầu như tất cả thời gian để vùi đầu vào công việc”
Ở thế hệ trước, điều này thường hay xảy ra ở nam giới vì đã không có thời gian bên cạnh chăm sóc cho vợ con, không có thời gian để nhìn thấy từng bước trưởng thành của con mình. Và đến bây giờ, trong xã hội nam nữ bình đẳng, không chỉ đàn ông hối hận vì đã dành hết thời gian cho công việc mà phụ nữ cũng thế! Cuộc sống hiện đại dần làm ta quên đi cái quan trọng của đời người không phải chỉ có công việc, mà còn có gia đình nữa! Tôi khuyên các bạn rằng hãy học cách sắp xếp giữa công việc và gia đình, work-life balance không phải là một việc khó như bạn nghĩ đâu!
“Giá như tôi có đủ dũng khí nói lên suy nghĩ thật sự của mình”
Nhiều khi ta luôn phải che giấu suy nghĩ thật sự của bản thân để không làm mất lòng mọi người nhưng tôi lại nghĩ rằng sự thật luôn mất lòng mà, không phải sao? Quan trọng là sau khi bạn nói ra suy nghĩ thật của bản thân với người khác, cả hai phải cùng nhau tìm cách giải quyết hiểu lầm, xung đột của nhau và nhất là phải cảm thông cho nhau nữa!
Con người không ai không phạm lỗi, ta không thể nào điều khiển cách người khác nghĩ về mình như thế nào nhưng ta có thể dùng thái độ chân thành đối đãi với người khác!
“Đáng lẽ mình nên liên lạc với bạn bè nhiều hơn”
Vào những tuần cuối cùng, bệnh nhân của tôi thường hay nghĩ đến việc liên lạc với những người bạn đã mất liên lạc nhiều năm trước, bởi vì một số người nghĩ rằng mình đã không đối xử tốt với bạn mình để xứng đáng với tình cảm mà bạn mình đã dành cho; một số lại nghĩ rằng mình thật có lỗi khi bỏ mặc bạn mình vì bận công việc, bận gia đình. Khi cái chết cận kề, điều quan trọng nhất thường là những thứ mà ta hay phớt lờ nhất!
“Đáng lẽ tôi nên sống một cách vui vẻ và hạnh phúc”
Thích nghi là một khả năng tốt nhưng cũng xấu của loài người chúng ta! Khi ở trong một hoàn cảnh mới, chúng ta nhanh chóng thích nghi với nó là điều tốt; nhưng một khi đã quá thích nghi với điều gì đó, ta lại biến điều ấy thành thói quen và luôn gò bó trong vòng an toàn của mình; không chịu thử thách những điều mới, không học tập những cái mới mà lại bị cảm giác cũng như thói quen trói chặt lại! Nếu ta có thể thoát ra khỏi vòng tròn an toàn của bản thân, chịu mạo hiểm làm những điều mình muốn, chứ không phải những điều an toàn mà mọi người hay bảo thì cuộc sống mới trở nên thú vị hơn, chúng ta mới có thể vui vẻ hơn!
Xin ấn thích và theo dõi tiếp