Mẹ có bị đau núm vú khi cho con bú không? Trên thực tế có tới 90% bà mẹ mới sinh bị đau núm vú và đây là một tình trạng phổ biến. Tuy nhiên, thông thường hiện tượng này thường sẽ tự biến mất trong một khoảng thời gian ngắn nên mẹ đừng quá lo lắng nhé!
Có nên tiếp tục cho con bú khi bị đau núm vú không?
Mẹ vẫn cần cho bé bú cho dù bị đau núm vú vì đây là điều rất quan trọng. Đầu tiên mẹ có thể cho bé bú bên vú ít bị đau hơn. Nếu trong trường hợp mẹ cảm thấy đau nhiều hơn thì nên sử dụng máy hút sữa hoặc vắt tay để giữ cho được lượng sữa cho bé.
Sữa mẹ cũng có thể giúp núm vú của mẹ lành lại với khả năng kháng khuẩn. Nếu mẹ có một vết nứt ở núm vú thì có thể vắt ra một vài giọt sữa và chà nhẹ lên núm vú. Hãy để núm vú của khô thoáng trước khi mặc bằng áo ngực hoặc đặt miếng thấm sữa lên trên.
Nguyên nhân gây đau núm vú
Có thể có một vài nguyên nhân gây đau núm vú, bao gồm:
– Núm vú bị tổn thương
– Bé bị dính phanh lưỡi, khiến bé khó di chuyển lưỡi một cách tự do và không thể hút sữa một cách hiệu quả.
– Cương sữa (bầu vú quá đầy sữa)
– Núm vú bị lõm hoặc bị bằng phẳng
– Tư thế cho con bú không đúng
– Áo ngực quá chật
Biện pháp khắc phục đau núm vú và cách phòng ngừa
Nếu mẹ bị đau núm vú lâu hơn 7 ngày, hết đau và sau đó cơn đau lại quay trở lại, hoặc núm vú bị chảy máy thì cần đi khám bác sĩ để chữa trị
Cách tự nhiên làm giảm đau núm vú
Nghiên cứu cho thấy nhiệt độ ấm, ẩm sẽ giúp làm dịu núm vú bị đau và có thể giúp da bạn mau lành hơn. Mẹ có thể dùng khăn lau sạch hoặc tã vải dưới nước ấm (không quá nóng), vắt bớt nước và đặt trực tiếp lên núm vú của bạn.
Khi khăn nguội đi lại tiếp tục lặp lại quá trình. Nhiều mẹ cho biết phương pháp này cũng hữu ích trong việc làm giảm sự khó chịu của tình trạng vú bị căng cứng và đau nhức.
Một cách khác tự nhiên khác để giúp giảm đau núm vú là dùng tay vắt một lượng sữa nhỏ và nhẹ nhàng xoa hoặc vỗ nhẹ vào núm vú của bạn. Để cho núm vú khô lại trước khi mẹ mặc áo ngực.
Làm mềm bằng áp lực ngược (Reverse pressure softening)
Đây là một biện pháp hữu ích hoặc biện pháp phòng ngừa nếu vú mẹ bị sưng. Dùng các đầu ngón tay đã được cắt móng thật ngắn nhấn nhẹ và chắc tay quanh quầng vú ngay dưới đầu tí, lặp lại nếu quầng vú vẫn còn cứng và đau.
Đau núm vú cũng có thể do em bé ngậm bắt núm vú không đúng cách, nếu mẹ cho bú muộn và em bé bị đói sẽ vội vàng ngậm vú để bú dẫn đến ngậm núm vú sai vị trí. Chính vì thế nên cho em bé bú kịp thời và giúp bé há miệng to với cái lưỡi khum lại và đưa về phía trước, kéo bé lại gần sao cho cằm và hàm dưới áp vào bầu vú mẹ, điều chỉnh môi dưới cho càng xa núm vú càng tốt để miệng bé có thể ngậm đầy vú mẹ.
Tư thế cho con bú
Nếu mẹ cảm thấy bị đau núm vú khi cho con bú, mẹ có thể cân nhắc thử một số vị trí khác để cảm thấy dễ chịu hơn
– Tư thế nằm (Laid Back/Lying Down): Mẹ nằm nghiêng đầu cao, có thể kê gối ở lưng và đầu. Chân gập lại ở đầu gối, cố gắng giữ lưng và hông theo một đường thẳng. Đặt bé nằm nghiêng sát, mặt bé sát vào gần ngực dưới của mẹ. Miệng bé ngang tầm với núm vú. Dùng cánh tay phiá dưới để ôm và giữ bé ở tư thế gần ngực bà mẹ. Cánh tay còn lại dùng để nâng vú.
– Tư thế bế ẵm (Cradle): Đặt lưng bé trên cẳng tay, đầu bé ở chỗ khúc lượn khuỷu tay. Đồng thời dùng bàn tay đỡ mông bé. Ngón tay cái của mẹ có thể giữ được tay bé. Bằng cách xoay cẳng tay, mẹ có thể hướng toàn thân bé về phía mình để miệng bé nganh tầm với núm vú. Đặt hai cánh tay của bé ở đúng hay bên ngực cho bú. Riêng cánh tay sau của bé có thể vòng ôm eo mẹ. Bàn tay còn lại dùng để nâng bầu vú. Có thể dùng gối để đỡ cơ thể bé và một bên cánh tay của mẹ.
– Tư thế hình nôi (Cross Cradle): Tư thế này là tương tự tư thế ngồi bế ẵm, ngoài trừ việc 2 tay của mẹ đổi vai trò cho nhau. Trong tư thế này bé được đỡ bằng cẳng tay và bàn tay đổi bên với bên vú đang bú. Tư thế này giúp mẹ kiểm soát đầu bé tốt hơn khi đầu được đặt giữa các ngón tay cái và bàn tay.
– Tư thế Football/Clutch: Mẹ ngồi thẳng người, thẳng vai và thoải mái dựa vào ghế. Bàn tay và ngón tay đỡ cổ , vai và đầu bé. Mặt bé sát ngực mẹ, phần lưng bé nằm trên cẳng tay, chân bé tì vào phía sau và phần mông bé ngang mức khuỷu tay mẹ. Kê gối dưới tay mẹ để mẹ được thoải mái đồng thời nâng bé ngang tầm vú mẹ, bàn tay còn lại dùng để nang bầu vú.
Kem bôi và các sản phẩm khác
Mẹ cần tránh thuốc mỡ có chứa lanolin vì chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng và có mùi và hương vị mạnh có thể khiến bé không chịu bú. Có thể sử dụng các loại thuốc mỡ ít mùi hoặc không mùi, có chứa self heal hoặc calendula để giúp chữa lành và làm dịu núm vú bị đau. Ngoài ra miếng lót hydrogel là một sản phẩm khác cũng có tác dụng giảm đau và làm lành viết thương, xoa dịu cơ đau của mẹ.
Xin ấn thích và theo dõi tiếp