Có khoảng 1 trong 5 mẹ bầu thường gặp các vấn đề về da khi mang thai như mọc mụn trứng cá, sạm da và rạn da. Khi đó thường thì các mẹ sẽ thấy phiền lòng và tự ti, nhưng thực ra đây là những thay đổi hết sức bình thường khi bầu bí. Trong đó nổi mề đay cũng là một trong những vấn đề các mẹ bầu thường xuyên gặp phải.
Nổi mề đay khi mang thai là một phản ứng dị ứng với thức ăn, côn trùng cắn, thuốc, hóa chất, … Với sự gia tăng hormone và những thay đổi xảy ra trong cơ thể, có thể khiến mẹ trở nên nhạy cảm hơn với mọi thứ mà mẹ gặp phải gây ra nổi mề đay khi mang thai.
Nguyên nhân gây nổi mề đay khi mang thai?
Khi bụng của mẹ lớn lên để theo kịp sự phát triển của em bé, da cũng sẽ dễ bị hơn ngứa và khô. Phụ nữ mang thai thường phải đối mặt với những cơn ngứa, nổi mề đay hoặc phát ban nghiêm trọng hơn người thường, tình trạng này được gọi là chứng nổi mề đay trong thai kỳ – Pruritic Urticarial Papules and Plaques of Pregnancy (gọi tắt PUPP)

Nổi mề đay là do phản ứng dị ứng. Sự khô và căng da cùng với những thay đổi khác có thể khiến mẹ bầu dễ gặp phải hiện tượng khi mang thai.
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra nổi mề đay khi mang thai:
– Dị ứng thuốc
– Côn trùng cắn
– Tiếp xúc với hoá chất
– Phấn hoa
– Lông động vật
– Thực phẩm (như sữa, các loại hạt vv)
Nổi mề đay có thể trầm trọng hơn nếu như mẹ gãi hoặc chà xát gây áp lực lên da, chính vì thế cần phải chăm sóc một cách cẩn thận để hạn chế việc càng gãi càng ngứa và khó chịu.
Ngoài ra có một tình trạng khác ảnh hưởng đến 1 trên 50 phụ nữ là ứ mật của thai kỳ. Đây là tình trạng ngứa dữ dội cũng kèm theo buồn nôn, nôn và có khả năng vàng da. Tình trạng này có thể cho thấy có vấn đề về gan của mẹ bầu. Nếu như mẹ thấy những dấu hiệu hoặc triệu chứng này thì phải đi khám bác sĩ ngay nhé!
Cụ thể chứng nổi mề đay trong thai kỳ (gọi tắt PUPP) sẽ như thế nào?
Vị trí đầu tiên thường nổi mề đay là bụng, nhưng mẹ bầu có thể thấy tình trạng này lan sang cả cánh tay và chân. Nguyên nhân cụ thể của PUPP vẫn chưa được tìm ra, một số nghiên cứu chỉ ra PUPP có liên quan đến tình trạng di truyền trong gia đình. Nói chung, PUPP thường xảy ra ở những người mang thai lần đầu và hiếm khi gặp trong các lần mang thai tiếp theo.

Điều trị nổi mề đay khi mang thai
Nếu mẹ bị nổi mề đay dạng nhẹ thì có thể nó sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, điều quan trọng là không chà xát hay gãi, ngoài ra sử dụng xà phòng có thể làm tình trạng bị nặng thêm. Ngoài việc bôi dưỡng ẩm cho da, có thể tắm bột yến mạch hoặc sử dụng baking soda để giảm ngứa.
Có một số loại thuốc kháng histamine được coi là an toàn khi mang thai như Allegra, Benadryl và Chlor-Trimeton, Claritin và Zyrtec. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc thì mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có thích hợp để sử dụng không nhé!

Làm thế nào để tránh nổi mề đay khi mang thai?
Nếu như là một người dễ bị nổi mề đay thì nên xem cơ địa dị ứng với thứ gì và đặc biệt tránh tiếp xúc khi mang thai. Ngoài ra có thể áp dụng một số mẹo để tránh gặp phải tình trạng này:
– Tránh tắm nước quá nóng và tắm nước nóng
– Tránh mặc quần áo bó sát
– Cố gắng không gãi
– Giữ ẩm cho da
– Tránh căng thẳng

Mặc dù những điều trên có thể không ngăn được việc nổi mề đay khi mang thai nhưng cũng sẽ giúp tình trạng này giảm đi và biến mất nhanh hơn. Mang thai là quá trình cơ thể có nhiều biến đổi, hi vọng là mẹ luôn bình tĩnh và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để vượt qua nhanh mọi rắc rối và khó chịu trong quá trình bầu bí nhé!
Xin ấn thích và theo dõi tiếp