Trong tổng số trên 100 người đến Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) khám sau vụ cháy tại nhà máy Rạng Đông, kết quả xét nghiệm thuỷ ngân máu cho thấy có 82 trường hợp cho kết quả có nồng độ thủy ngân máu thấp dưới 10 mcg/L (mức tối đa cho phép).
Theo lời kể của Trung tâm thì cho tới hiện nay Trung tâm đã nhận gần 100 trường hợp xét nghiệm từ sau vụ cháy công ty Rạng Đông. Tại đây họ đã làm xét nghiệm thủy ngân máu và 1 số người đã được lấy nước tiểu 24 giờ để xét nghiệm thủy ngân, kèm theo 1 số xét nghiệm khác: công thức máu, urea, creatinin, men gan, bilirubin, điện tim, một số được chụp X-quang phổi và khí máu động mạch, methemoglobin (metHb), carboxyhemoglobin (HbCO). Sau kiểm nghiệm cho thấy đã có 82 người bị nhiễm thủy ngân nhưng ở ngưỡng cho phép (có nồng độ thủy ngân máu thấp dưới 10 mcg/L)
Tác hại của việc nhiễm độc thủy ngân?
Thủy ngân ở dạng nguyên tố lỏng thì ít độc nhưng các hợp chất, hơi và muối của nó lại rất độc. Có thể gây tổn thương não và gan nếu con người tiếp xúc, hít thở hay ăn phải. Nó còn tấn công hệ thần kinh trung ương và nội tiết, ảnh hưởng tới miệng, các cơ quai hàm, răng, thậm chí gây khuyết tật thai nhi.
Khi nhiễm độc thuỷ ngân sẽ gây tổn thương hô hấp, tiêu hoá, thận, thần kinh, máu, da. Nhất là nhiễm độc thuỷ ngân qua đường hô hấp thường gây các triệu chứng viêm phổi, nhưng bệnh nhân sẽ có biểu hiện rất sớm và rõ ràng ngay từ đầu (ho, khó thở).
“Trong đám cháy tại nhà máy Rạng Đông, nguy cơ nhiễm độc cao nhất, rõ nhất chính là lúc đang cháy, vì thuỷ ngân là kim loại bốc hơi. Nếu hít phải thuỷ ngân thường sau vài giờ có triệu chứng ngay luôn. Người bệnh đau bụng, choáng váng, tê chân tay, yếu, sốt, suy thận, tiểu ít dần. Đây là những dấu hiệu ngộ độc cấp tính. Còn khi hết cháy, cần đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường để cảnh báo nguy cơ”, bác sĩ cho biết.
Cách xử lý khi bị nhiễm độc thủy ngân
Điều đầu tiên là bạn phải xác nhận rằng nạn nhân bị nhiễm độc thủy ngân là do tiếp xúc qua da, mắt, hit phải, nuốt phải,… để có thể cứu nguy theo cách đúng đắn nhất.
- Với tình trạng thủy ngân tiếp xúc qua da: nhanh chóng tháo bỏ quần áo bị nhiễm, dính thủy ngân, rửa sạch, vệ sinh vùng da, mắt bị nhiễm thủy ngân. Nếu muốn an tâm hơn, bạn nên đến bệnh viện xét nghiệm.
- Với tình trạng người bệnh hít phải hay nuốt phải thủy ngân thì nên nhanh chóng đưa ra khỏi khu vực có thủy ngân, đóng kín cửa phòng để tránh thủy ngân phân tán ra ngoài môi trường. Sau đó nhanh chóng đến bệnh viện gần nhà để bác sĩ xét nghiệm và chữa trị kịp thời.
Ngoài ra, những dụng cụ dọn dẹp khi làm sạch thủy ngân được sử dụng thì nên dứt bỏ bằng cách cho vào bao ni lông buộc chặt lại và có ghi rõ bị dính thủy ngân bên ngoài để tránh gây nhiễm làm hại đến người khác.
(Nguồn: Tin tổng hợp)
Đọc thêm: Khi vô ý làm vỡ nhiệt kế, xử lý như thế nào để tránh nhiễm độc thủy ngân?
Xin ấn thích và theo dõi tiếp