Bỏ túi những cách sau để đối phó chuột rút chân vào ban đêm

chuột rút chân vào ban đêm

Chuột rút tuy không nguy hiểm hay làm tổn thương cơ nhưng sẽ khiến bạn đau đớn và cực kỳ khó chịu. Khi bị chuột rút, cơ bắp của bạn co rút lại và đau nhức nhối. Tình trạng này thường xảy ra ở chân, đặc biệt là bắp chân. Dưới đây là những lý do dẫn đến chuột rút cùng vài mẹo vặt hay giúp bạn đối phó với nó.

1. Nguyên nhân bị chuột rút

Mặc dù chứng chuột rút thường gặp nhưng nguyên nhân chính xác gây ra chưa biết rõ. Đa số trường hợp không phải do bệnh. Các nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này có thể là:

– Tập luyện hoặc lao động chân tay quá mức

– Đứng hoặc ngồi quá lâu, ngủ nằm tư thế chân không đúng

– Thiếu chất khoáng trong máu như kali, canxi, magiê

– Uống nước không đủ dẫn đến cơ thể bị thiếu nước

– Có thai

– Ngộ độc chì

– Do thuốc như: ngừa thai, lợi tiểu, hạ mỡ máu nhóm statin và clofibrate, chống trầm cảm, hạ huyết áp nifedipine, chống viêm dạ dày cimetidine, giãn phế quản salbutamol, terbutaline…

– Do bệnh lý tuyến giáp, thiếu máu, đái tháo đường, Parkinson, bệnh mạch máu hai chân, xơ gan, bệnh thần kinh, người có bàn chân phẳng…

Đọc thêm: Tác hại của mỹ phẩm chứa chì và lưu ý khi chọn mua mỹ phẩm

2. Làm gì khi bạn bị chuột rút?

# Học thuyết âm dương – trị chuột rút trong một “nốt nhạc”

Giữa tay và chân có sự đối ứng theo quy tắc (5 ngón tay – 5 ngón chân, bàn tay – bàn chân, cổ tay – cổ chân, cẳng tay – cẳng chân, cùi chỏ – đầu gối, đùi – cánh tay) kết hợp học thuyết âm dương, lấy âm chữa cho dương và ngược lại.

Như vậy trong trường hợp bạn bị chuột rút chân phải thì hãy giơ thẳng cánh tay trái lên theo chiều dọc của cơ thể và ngược lại (lưu ý: giơ cùng bên sẽ không có hiệu quả). Chỉ đúng một nốt nhạc điều kỳ diệu sẽ xảy ra và bạn đừng quên chia sẻ điều này cho mọi người nhé.

# Chích lề cơ bắp

Phương pháp này thường được áp dụng cho các vận động viên. Chỉ cần dùng một cây kim để chích vào chỗ bị chuột rút. Cẩn thận kẻo bị nhiễm trùng!

# Xoa bóp nhẹ nhàng

Có thể tự xoa bóp vào chỗ bị chuột rút để giảm căng cơ. Xoa bóp hay vuốt vùng cơ bị chuột rút, làm vùng da ấm lên, thao tác phải nhẹ nhàng từ vùng cơ xung quanh vùng đau. Có thể sử dụng một con lăn massage hoặc bóng tennis. Cũng có thể day ấn vào huyệt Thừa Sơn ở sau bụng bắp chân cả hai bên cùng lúc.

# Làm ấm

Làm ấm là cách hiệu quả để loại bỏ sự căng cơ và đau. Sử dụng một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng áp vào chỗ bị chuột rút. Nhiệt giúp cải thiện lưu lượng máu. Tắm nước ấm cũng giúp thư giãn cơ bắp và giảm chuột rút,

# Đi chân trần

Một cách khác là đi chân trần trên sàn nhà, cử động các ngón chân, tì ngón chân lên sàn nhà và kéo căng ngón chân ra. Những bước đơn giản này sẽ tăng tốc độ lưu thông máu và giảm chuột rút.

3.Phòng ngừa chuột rút như thế nào?

Để chứng chuột rút không làm phiền bạn, ngay từ bây giờ hãy tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây:

– Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày, khoảng từ 6 đến 8 cốc, tương đương 1,5 đến 2 lít nước;

– Tập thể dục thường xuyên và khởi động kỹ trước khi tập luyện. Nên tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân trước mỗi khi đi ngủ;

– Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung các loại quả như chuối, mơ, cam, đu đủ, xoài. Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ các chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất;

– Tránh stress, tâm trạng căng thẳng quá độ vì nó có thể dẫn đến chuột rút, khiến cho hoóc môn trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao.

Chuột rút bắp chân không phải hiện tượng hiếm gặp và đa phần không gây nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng chuột rút bắp chân xảy ra thường xuyên thì bạn nên đi khám, bởi rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe.

Đọc thêm: Thường xuyên “yêu” quá 2 lần một đêm và những tác hại không thể ngờ

Xin ấn thích và theo dõi tiếp