Tán gái không thành bèn quay sang cướp điện thoại. Phải làm như thế nào khi không may gặp cướp?

Tán gái không thành bèn quay sang làm cướp điện thoại. Phải làm như thế nào khi không may gặp cướp?

Ngày 23/9, lực lượng công an huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cho biết, đang bắt giữ 4 tên cướp giật điện thoại của các cô gái, trong đó có 2 người dưới 18 tuổi.

Đêm 19/8, Tuấn, Đệ, Thế đi xe máy ở khu vực cầu vượt, ngã tư thị trấn Cầu Giát thì phát hiện 4 cô gái trẻ đi trên 2 chiếc xe máy. Tuấn phóng xe đuổi theo để trêu ghẹo, tán tỉnh làm quen nhưng các cô không trả lời mà tăng tốc bỏ chạy.

Ba thanh niên đuổi theo, chặn ở khu vực cầu Kênh 24B thuộc xã Quỳnh Hưng và cướp giật một chiếc điện thoại Iphone 6S.

Tán gái không thành bèn quay sang làm cướp điện thoại. Phải làm như thế nào khi không may gặp cướp?
Ảnh: Hò Hữu Tuấn tại Công an huyện

Nhận được đơn trình báo của nạn nhân, Công an huyện Quỳnh Lưu rà soát các đối tượng nghi vấn trên địa bàn và 2 ngày sau đã xác định được 3 nghi phạm. Tuấn, Thế và Đệ thừa nhận hành vi cướp giật và cho biết cả nhóm đã đưa điện thoại đi bán được 400 nghìn đồng.

Công an huyện Quỳnh Lưu đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hồ Hữu Tuấn về tội cướp tài sản. Riêng Đệ và Thế vì chưa đủ 16 tuổi nên không bị khởi tố hình sự. Điều tra mở rộng, ngày 23/8, Công an huyện Quỳnh Lưu bắt khẩn cấp Hà Huy Thăng (21 tuổi, trú tại xã Quỳnh Hưng). Thăng đã gây ra vụ cướp giật điện thoại di động của chị Trần Thị Thu (sinh năm 1970) khi đang đi bộ trên vỉa hè.

Phải xử trí ra sao nếu không may bị cướp giật ngoài đường?

1. Hô to: Cướp! Cướp!

Tán gái không thành bèn quay sang làm cướp điện thoại. Phải làm như thế nào khi không may gặp cướp?
Ảnh minh họa

Thông thường phụ nữ, người lớn tuổi thường nằm trong danh sách đối tượng của những tên cướp vì sức khỏe họ yếu, ít khả năng chống cự nên nếu không may bị cướp giật, thì việc làm đầu tiên bạn cần làm là hô to:”Cướp! Cướp!” và chỉ tay về hướng tẩu thoát của chúng để người giúp có thể dễ dàng nhận biết, giúp đỡ bạn.

 Tâm lý chung của nhiều người, đặc biệt là phụ nữ khi bị cướp giật sẽ hoảng loạn, khóc, sợ, bị ức chế thần kinh, nghẹn không nói được. Trong khi đó tội phạm cướp giật chỉ cần 3-5 giây đã tẩu thoát nên lời khuyên cho các bạn là: “Hãy cố gắng giữ bình tĩnh, kêu cứu kịp thời.”

Nếu trong trường hợp bạn bị giàn cảnh đánh ghen để cướp giật thì khi đó hãy rặn hỏi đối phương thông tin về bạn, hãy mạnh dạn chất vấn đối phương thay vì khóc lóc, kêu gọi những người đi ngang vây quanh bạn để xem xét tình hình. Làm như thế thì những tên cướp sẽ sợ khi bại lộ, người qua đường sẽ hiểu kỹ tình hình và trình báo lên công an giải quyết. Lúc đó bạn sẽ thoát khỏi việc giàn cảnh cướp giật trên.

2. Ghi nhớ biển số xe của kẻ cướp

Tuy rằng việc bị cướp có thể khiến bạn hoảng loạn nhưng hãy cố gắng bình tĩnh và ghi nhớ ngay biển số xe của kẻ cướp vì đó chính là manh mối mấu chốt để lực lượng điều tra nhanh chóng truy lùng bắt giữ hắn. Đặc biệt, bạn hãy cố gắng nhận diện kẻ cướp thông qua hiệu xe, màu xe, có mấy người, màu áo quần, dáng người,… thậm chí là cả hình xăm nếu có.

3. Trình báo công an gần nhất khu xảy ra án cướp giật

Nhiều người thường có suy nghĩ rằng tên cướp giật đồ bỏ chạy rồi thì làm sao còn bắt lại được nên đã không trình báo công an xử lý.

Lực lượng công an cho rằng việc trình báo là cơ sở tư liệu giúp ích cho họ nắm rõ tình hình để sớm truy xét, bắt giữ kịp thời. Họ cho rằng chuyện cướp giật sẽ khôgn diễn ra chỉ một vụ vì tâm lý những kẻ cướp là hay tham lam, thành công lần này sẽ bày mưu lần khác. Vì vậy việc người dân bị nạn trình báo lên công an cũng giúp lực lượng dễ dàng theo dõi đối tượng hơn.

Cuối cùng lời khuyên cho các bạn khi ra đường là luôn nhìn xung quanh, tránh đi vào các con hẻm tối, vắng người và không đeo quá nhiều trang sức đắt tiền. Nếu có đeo túi xách thì các bạn gái nên tránh để quá nhiều của cải tiền bạc quá nhiều bên trong mà nên chia làm nhiều phần khác nhau bỏ vào các chỗ khác nhau như trong túi xách (ít), túi quần, túi áo… để tránh trường hợp mất tất cả vào tay những tên cướp giật.

(Nguồn: Tin tổng hợp)

Đọc thêm: Cô gái lên nhầm “xe Grab giả”, ức chế khi bị đòi 30 nghìn đồng mặc dù đã thanh toán qua thẻ. Cảnh giác nạn tài xế “xe ôm công nghệ giả mạo”!

Xin ấn thích và theo dõi tiếp