Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra trong thai kì. Một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa là bị tiêu chảy, gây khó chịu và bất tiện. Hơn thế nữa, mẹ cũng đừng xem nhẹ việc bị tiêu chảy, dù hiếm khi đi dọa đến mạng sống, nhưng nó gây mất nước, khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi và thiếu sức sống.
1. Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiêu chảy khi mang thai?
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tiêu chảy khi mang thai là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus từ thức ăn hàng ngày không hợp vệ sinh. Khi ăn phải đồ ăn hoặc uống phải nguồn nước bị nhiễm khuẩn, cộng thêm việc trong thời gian mang bầu, hệ tiêu hóa của mẹ có phần yếu đi, khiến cho vi khuẩn có nhiều điều kiện để thâm nhập, dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Ngoài ra, trong thời gian này, cơ thể cũng rất dễ kích ứng với những thực phẩm mà trước đây có thể mẹ vẫn sử dụng được bình thường, như sữa tươi, chocolate, café,…khiến cơ thể phản ứng lại, gây ra tiêu chảy.
Thậm chí, có những trường hợp mẹ bầu tiêu chảy do ăn nhiều đồ dầu mỡ, hoặc quá nhiều đạm không tiêu hóa được, khiến cơ thể có những phản ứng đào thải ra ngoài.
Một nguyên nhân khác, nguy hiểm hơn, là do vi khuẩn, như: Salmonela, tụ cầu vàng… thì mẹ cần chú ý hơn nhé.
2. Cách “đối phó” với bệnh tiêu chảy khi mang thai
Thông thường, các mẹ thường không dám sử dụng thuốc tây, vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Vậy thì làm thế nào để “đối phó” khi mắc phải, vừa nhanh dứt triệu chứng tiêu chảy, tránh mất nước, và củng cố sức khỏe.
– Nếu mẹ bị tiêu chảy nhẹ thì chỉ cần sử dụng nước oresol uống bù điện giải.
– Nếu tiêu chảy do nguyên nhân nhiễm khuẩn Salmonela hay tụ cầu vàng, thì mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhé. Bác sĩ sẽ kê cho mẹ dùng những loại thuốc an toàn cho thai nhi.
– Nếu như tiêu chảy nặng đến mức mất nước thì sẽ vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kì. Mẹ hãy đi khám càng sớm càng tốt, đừng sử dụng những loại thuốc do người khác mách bảo hoặc mua ở tiệm thuốc gần nhà mà không có chuyên môn cụ thể nhé. Sử dụng thuốc không đúng rất có thể sẽ ảnh hưởng tới bé yêu đấy.
3. Phòng bệnh tiêu chảy như thế nào?
Trong phạm vi có thể kiểm soát được, mẹ hãy luôn để ý tới thực phẩm mình dùng nhé.
- Hãy đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
- Khi chế biến, hãy đảm bảo về độ chín, tránh thực phẩm sống như nem chua hoặc sashimi, gỏi, nộm, rau sống, tiết canh,…
- Tránh các loại nước ngọt, nước có gas
- Không nên ăn ở những hàng quán khi chưa thật sự tin tưởng về chất lượng đầu vào thực phẩm, cũng như vệ sinh khi chế biến
- Hạn chế các loại cá biển, tôm, ốc hoặc những loại thức ăn dị ứng với cơ thể.
Một thai kì khỏe mạnh là điều mẹ luôn mong muốn cho sự phát triển của bé. Vậy thì hãy luôn chú ý tới những kiến thức về sức khỏe, và chăm sóc cho bản thân thật tốt mẹ nhé.
Xin ấn thích và theo dõi tiếp