Chúng ta thường được căn dặn rằng uống nước rất quan trọng. Uống nước sẽ giúp duy trì sức khỏe, hoặc hay uống nước thì ít có bệnh, nhưng lại chẳng ai bảo chúng ta rằng nếu uống một lượng nước quá mức cần thiết, lại vô tình gây hại cho sức khỏe, thậm chí là bị ngộ độc nước!
Thông thường, nếu ta uống đủ 1.5-2 lít nước mỗi ngày tùy cơ thể thì sẽ không có vấn đề gì. Nhưng có những trường hợp như vận động kịch liệt, chảy nhiều mồ hôi hoặc bị tiêu chảy,v.v mà bổ sung nước ngay sau đó thì cần chú ý đến lượng nước nạp vào cơ thể. Đồng thời, nên bổ sung chất điện giải để tránh hạ đường huyết cơ thể dẫn đến ngộ độc nước không mong muốn.
Những trường hợp bổ sung nước cần chú ý nếu không muốn bị ngộ độc nước
1. Đang chảy rất nhiều mồ hôi

Thời tiết nắng nóng thường làm ta khát nước hơn, nhất là khi chạy bộ hoặc tập thể dục xong, chúng ta thường có xu hướng “tu” nguyên chai nước. Bác sĩ cho rằng đây là hành động không hay và cần sửa ngay thói quen này. Khi bạn vận động kịch liệt, cơ thể sẽ giải phóng chất điện giải, nếu bạn chỉ bổ sung nước và bổ sung nước quá mức sẽ khiến cho cơ thể bị tụt đường huyết và bị ngộ độc nước. Vì vậy bác sĩ khuyến khích bạn khi vận động xong, thay vì chỉ uống nước đơn thuần, bạn có thể uống nước uống thể thao hoặc nước muối, vừa có thể bổ sung nước mà lại có thể bổ sung cả chất điện giải đã mất do vận động, một công đôi việc đúng không nào? Nhưng bạn vẫn không nên uống một hơi hết cả chai đâu nhé! Nên chia ra thành các ngụm và cứ 5 phút thì uống một ngụm nhỏ nếu bạn cảm thấy vẫn còn khát.
2. Người đang bị tiêu chảy nghiêm trọng

Người bị tiêu chảy đồng thời sẽ bị mất nước nên nếu chỉ bổ sung nước đơn thuần như thế cũng sẽ làm cơ thể bị tụt đường huyết, nhất là trẻ em. Nếu gặp trường hợp bị tiêu chảy, cả người lớn lẫn trẻ em, không nên uống lượng nước lớn, mà nên uống nước muối hoặc nước uống thể thao để bổ sung chất điện giải cho cơ thể, tránh bị ngộ độc nước.
3. Người có bệnh về thần kinh
Hầu hết những người có bệnh về thần kinh thường có xu hướng uống nước nhiều, như bệnh mất trí, tự kỷ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,v.v. Lời khuyên là gia đình nên lưu ý lượng nước mà người bệnh nạp vào cơ thể hằng ngày, nếu vượt mức cần thiết, nên nghĩ cách hạn chế.
4. Đang gặp các tác dụng phụ của thuốc
Tác dụng phụ của thuốc ở dạng nhẹ mà ta hay gặp phải chính là lợi tiểu hoặc khát nước. 2 triệu chứng này đều làm cơ thể ta mất nước và chất điện giải. Khi đó ta không nên bổ sung nước quá nhiều mà chỉ nên uống chút nước muối để giữ cho cơ thể không mất chất điện giải.
5. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Trẻ sơ sinh chưa đầy 1 tuổi không được khuyến khích uống nước vì chức năng gan thận chưa hoàn toàn phát triển. Thêm vào đó, khi trẻ bú mẹ hoặc uống sữa đã bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết nên việc cho trẻ uống thêm nước không những vô ích mà còn làm trẻ có nguy cơ bị ngộ độc nước đấy!
Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về việc bổ sung lượng nước vừa phải là vô cùng quan trọng. Cái gì tốt nạp vào cơ thể quá nhiều một là vô bổ, hai là phản tác dụng nhé mọi người! Chỉ nên sử dụng và dung nạp lượng vừa đủ! Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!
Xin ấn thích và theo dõi tiếp