Chàm là một trong những căn bệnh da liễu rất phổ biến, đặc biệt đối với khu vực nhạy cảm như môi, miệng. Chàm ảnh hưởng tới thẩm mỹ, gây nên sự khó chịu, phiền toái cho cuộc sống và nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Làm cách nào để trị chàm quanh miệng hiệu quả nhất? Tham khảo bài viết dưới đây.
Triệu chứng nhận biết bệnh chàm quanh miệng (chàm môi)
Chàm quanh miệng hay còn gọi là bệnh chàm môi, viêm da miệng thuộc chủng loại bệnh viêm da dị ứng. Tuy bệnh này không lây từ người sang người nhưng lại gây nên những khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Nhận biết có phải là bệnh chàm quanh miệng hay không qua những những dấu hiệu sau đây:

- Môi và vùng da quanh miệng bị khô cứng, nứt nẻ, lở loét, da môi thường xuyên bị bong tróc thậm chí bị nứt toác, gây chảy máu đau rát.
- Vùng da quanh miệng hoặc môi xuất hiện các nốt ban, tấy đỏ hoặc có hạt sần, mụn nước, có hiện tượng ngứa, đau rát.
- Hiện tượng sưng tấy quanh miệng kèm theo việc khó khăn khi ăn uống hay nói chuyện.
Nguyên nhân của bệnh chàm quanh miệng

Theo nhiều nghiên cứu, bệnh chàm quanh miệng (chàm môi) có thể hình thành do các yếu tố dưới đây:
- Yếu tố bên trong: Chàm quanh miệng có thể hình thành do di truyền, suy giảm nội tiết , suy giảm tiền kinh nguyệt. Việc thiếu hụt dinh dưỡng như kẽm, sắt, các vitamin nhóm B… cũng là một trong những tác nhân gây nên bệnh chàm quanh miệng.
- Yếu tố bên ngoài: Một vài yếu tố như mỹ phẩm chứa fluor, parafin, isopropyl, myristate, … cũng là nguyên nhân gây nên chàm quanh miệng. Ngoài ra việc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng chứa tia cực tím hay sống trong môi trường ô nhiễm, khói, bụi mịn, … cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh chàm quanh miệng.
Điều trị bệnh chàm quanh miệng đúng cách
Chàm quanh miệng (chàm môi) là một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam. Nếu được điều trị đúng cách bạn hoàn toàn có thể trị tận gốc và dứt điểm bệnh chàm quanh miệng cực kỳ hiệu quả.
1. Điều trị bằng kháng sinh:
Chàm quanh miệng có thể điều trị dứt điểm bằng cách sử dụng đều đặn kháng sinh chứa tetracycline 250-500 mg, doxycycline 100mg hoặc minocycline 100mg từ 4-8 tuần.
Ngoài ra riêng đối với da môi có thể sử dụng son dưỡng ẩm, giúp cân bằng độ ẩm trên môi, giảm bong tróc, nứt nẻ rõ rệt.
2. Sử dụng nguyên liệu tự nhiên an toàn giúp trị bệnh chàm quanh miệng
Một biện pháp đẩy lùi khá hiệu quả cho chứng chàm quanh miệng là sử dụng nguyên liệu tự nhiên, lành tính, có thể thực hành ngay tại nhà. Một số nguyên liệu chữa chàm quanh miệng phổ biến như:
- Dầu dừa: Dầu dừa là nguyên liệu cực kỳ thích hợp để chữa chàm quanh miệng bởi vừa giúp giảm ngứa vừa tăng cường dưỡng ẩm, cải thiện rõ rệt tình trạng chàm quanh miệng. Chỉ cần bôi một lớp mỏng dầu dừa lên vùng da bị chàm và để qua đêm, sáng hôm sau bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả.
Hình minh họa - Lá trà xanh: Trà xanh nổi tiếng là một nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, đặc biệt phù hợp để sử dụng chữa chàm quanh miệng. Bạn có thể giã nát lá trà xanh đắp lên vùng da chàm ngày 2-3 lần, những đốm đỏ sẽ dần tan biến, cảm giác sưng căng khó chịu cũng giảm dần.

- Tỏi: Có thể ít người biết đến nhưng nước cốt tỏi trị chứng chàm quanh miệng khá hiệu quả. Sử dụng nước cốt tỏi bôi lên vùng da chàm, tỏi giúp sát khuẩn, chống sưng viêm và giảm ngứa giúp điều trị chàm quanh miệng hiệu quả.
Làm gì để phòng ngừa chàm quanh miệng?
Để phòng ngừa chứng chàm quanh miệng, bạn nên thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cho làn da, tránh tình trạng da khô, nứt nẻ dẫn đến tổn thương.
- Bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin, chủ yếu là kẽm, vitamin E, C, A, B2, B6 và B12, hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ.
- Vệ sinh nhà cửa, tay chân sạch sẽ để tránh viêm nhiễm, ngăn ngừa vi khuẩn bất lợi xâm nhập.
- Hạn chế tiếp xúc với khu vực ô nhiễm, bụi mịn. Nên đeo khẩu trang kháng khuẩn để giảm nguy cơ viêm nhiễm.
- Từ bỏ những thói quen xấu tổn hại cho da như sờ mó, liếm môi, gãi thường xuyên vùng da quanh miệng, cậy da môi dẫn tới bong tróc, hư hại và nhiễm khuẩn.
- Tránh dùng quá nhiều mỹ phẩm, đảm bảo tẩy trang đúng cách. Lưu ý trong việc sử dụng mỹ phẩm có thành phần kích ứng da, son môi chứa chì hoặc các thành phần gây ảnh hưởng đến da.
Cũng như các bệnh chàm da khác, chàm quanh miệng (chàm môi) mặc dù không lây từ người sang người nhưng chàm có thể lan rộng sang các vùng da khác nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời và đúng cách, dẫn tới những tổn thương và viêm nhiễm trầm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Với những thông tin hữu ích trên đây hy vọng bạn và người thân sẽ áp dụng được biện pháp hiệu quả để chữa trị dứt điểm bệnh chàm quanh miệng.
Đọc thêm: Áp lực và bụi mịn PM2.5 gây thiếu oxy cơ thể, tác nhân làm bạn già đi nhanh chóng
Xin ấn thích và theo dõi tiếp