Trong đám người châu Á di cư sang Mỹ suốt mấy chục năm nay, từ người Tàu, người Phi luật tân, người da vàng từ nhiều quốc gia đã tạo dựng nên một thế hệ con cái học rất giỏi, thành đạt. Và có những nghiên cứu xã hội học từng đặt câu hỏi để tìm đáp án trong thế hệ con cái thành đạt ấy: Có phải con cái sẽ được bồi đắp và giỏi giang ở chính những lĩnh vực mà bố mẹ khiếm khuyết?
Bố mẹ học dốt tiếng Anh, có một động cơ không nhỏ để bố mẹ tạo áp lực bắt con học tiếng Anh. Để con không bị đánh mất những cơ hội mà bố mẹ từng bị từ chối!

Bố mẹ nghèo đói, lại ấp ủ một mong muốn để con học hành hơn người, thành đạt nhiều hơn bất kỳ ai. Bởi bố mẹ không muốn con phải nếm thứ cay đắng của cuộc đời dưới đáy xã hội!
Có một nỗi sợ được gọi tên là: Sợ con khổ như bố mẹ!
Có một sự nỗ lực cố gắng của bố mẹ tên là: Bố mẹ chịu khổ để con cái sẽ không phải khổ như thế này nữa!

Đây không phải là tình cảm gia đình đơn thuần, đây là câu chuyện khát vọng vươn lên và hy sinh, sứ mệnh một con người là làm cho những người chung quanh được trưởng thành và hạnh phúc hơn!
Mẹ mình vào lúc trước khi qua đời, trăn trối lại một câu dặn mình: Mày không được lấy thằng đấy!
“Thằng đấy” là một thằng sinh viên ĐH Ngoại Thương vừa quen mình mươi ngày. Trẻ trai lông bông, ham chơi, chẳng học hành nghề nghiệp gì đàng hoàng! Nhưng linh tính một người mẹ vào lúc sắp lìa trần đã mách bảo bà rằng, nếu yêu nó lấy nó, con gái mình sẽ khổ lắm!
Mẹ mình không ghét “thằng đấy”, mẹ mình chỉ lo con gái khổ. Vì mẹ đã sống một cuộc đời nghèo với ông chồng nghèo, một cuộc hôn nhân buồn tẻ và những đứa con bướng bỉnh. Nhưng mẹ sẵn sàng làm rất nhiều nghề, từ bán báo, bán thuốc nam hay lịch Tết, chỉ để có tiền nuôi con… Thời sinh viên mình kiếm được khá nhiều tiền, nhưng mẹ để dành tiền đó để mua nhà, mua xe đạp Phượng Hoàng, mua xe máy Kim vàng giọt lệ đều là dành cho mình, chứ không tiêu đến đồng nào…
Xin ấn thích và theo dõi tiếp