Thời kỳ cao trào của bệnh tay chân miệng cả người lớn cũng bị nhiễm bệnh! 4 điểm cần lưu ý để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh tay chân miệng

Thời kỳ cao trào của bệnh Tay-Chân-Miệng cả người lớn cũng bị nhiễm bệnh! 4 điểm cần lưu ý để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh Tay-Chân-Miệng

Vào mùa lạnh, cứ tưởng sẽ tạm thời tránh được bệnh tay chân miệng và sẵn sàng nghênh chiến với bệnh cảm cúm. Ai ngờ đâu những ngày gần đây, bệnh tay chân miệng do virus E71 lại bắt đầu phát tán và gây bệnh ở các trường tiểu học.

Theo thống kê của bộ Y tế, đã có hơn 10 nghìn ca bệnh tay chân miệng xảy ra, bao gồm cả các ca khám tại phòng khám tư nhân và nhà nước.

Bệnh tay chân miệng không chỉ xảy ra ở trẻ em? Tại sao người lớn vẫn bị mắc bệnh tay chân miệng? Bệnh tay chân miệng có lây lan không?

Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh thường xảy ra ở trẻ em, vì trẻ em có hệ miễn dịch kém hơn người lớn nên mới có quan niệm sai lầm là bệnh tay chân miệng chỉ xảy ra ở trẻ em. Người lớn vẫn có thể bị nhiễm bệnh và những biểu hiện của bệnh cũng chỉ dừng lại ở các dấu hiệu như cảm, sốt, ho, đau họng. Chỉ khi nào hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi thì mới có các triệu chứng nặng hơn và nguy hiểm hơn!

Được biết khi tình hình mắc bệnh tay chân miệng ở người lớn trở nên xấu đi, cho dù là nuốt nước bọt, cũng sẽ như nuốt hàng ngàn con dao xuống cổ họng, đau đớn vô cùng! Thêm vào đó tay chân sẽ bị nổi mụn nước, bong tróc da, thậm chí là tróc cả móng tay móng chân.

Đọc thêm: Bệnh thủy đậu ở trẻ: Mẹ cần xử lý thế nào?

Thời kỳ cao trào của bệnh Tay-Chân-Miệng cả người lớn cũng bị nhiễm bệnh! 4 điểm cần lưu ý để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh Tay-Chân-Miệng
Hình minh họa

Quan niệm đúng về bệnh tay chân miệng

Nếu như bệnh tay chân miệng của người lớn bị lây từ trẻ em thì khi đứa bé đã khỏi bệnh, tức kháng thể đã mạnh dần, bé sẽ không bị người lớn lây bệnh tay chân miệng nữa! Tuy nhiên, người bệnh vẫn sẽ lây bệnh tay chân miệng cho những người khác!

Nếu như bệnh tay chân miệng của người lớn bị truyền nhiễm từ bên ngoài thì nên cẩn thận, vì sẽ có nguy cơ lây sang cho bé, nhất là các bé dưới 5 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao.

Ngoài ra cần chú ý những điểm sau để phòng tránh trẻ em bị mắc bệnh tay chân miệng

Thời kỳ cao trào của bệnh Tay-Chân-Miệng cả người lớn cũng bị nhiễm bệnh! 4 điểm cần lưu ý để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh Tay-Chân-Miệng
Hình minh họa
  1. Đối với trẻ sơ sinh, cố gắng cho bé bú sữa mẹ nếu có thể, để tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
  2. Người lớn sau khi tan làm hoặc từ ngoài về nhà, nên thay đồ và rửa sạch tay bằng xà phòng để khử trùng, giảm thiểu nguy cơ nhiễm virus E71.
  3. Khi cho trẻ em chơi đồ chơi, nên chú ý tránh để trẻ ngậm đồ chơi. Nên thường xuyên khử trùng đồ chơi của trẻ để giữ vệ sinh và phòng tránh bệnh tay chân miệng
  4. Nếu như trẻ đã bị mắc bệnh tay chân miệng, lập tức cho bé nghỉ học ngay, tránh lây lan cho các bé khác, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng!

Đọc thêm: Phải làm gì khi trẻ nhiễm sởi? Cách chăm sóc trẻ mọc sởi

Xin ấn thích và theo dõi tiếp