Sốt co giật là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và thường xuất hiện khi trẻ nhỏ từ 5 tháng tới 6 tuổi. Nếu mẹ không nhận ra và chữa trị cho bé kịp thời, sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nên, hôm nay MamaClub sẽ cùng mẹ tìm hiểu nguyên nhân bé bị sốt co giật để phòng, tránh và tìm cách xử lý nhé!
Sốt co giật là gì?
Sốt co giật (co giật do sốt cao), là tình trạng em bé bị co giật cơ thể do cơn sốt gây ra. Một khi bạn nhỏ đã bị sốt co giật, tay chân của trẻ sẽ mất đi cảm giác. Thời gian giật, rung, lắc cơ thể tùy theo tình trạng bệnh. Bệnh càng nặng, tần suất những cơn co giật xuất hiện càng nhiều. Em bé lúc nào cũng mơ màng, người nóng hầm hập ở mức 39 độ.
Có điều, các mẹ cần phân biệt thật rõ ràng: Trẻ sốt co giật khác với trẻ bị động kinh. Nếu em bé không sốt nhưng lại co giật liên miên thì phác đồ điều trị sẽ đi theo một chiều hướng khác.
Hậu quả sốt co giật?
Về lâu về dài, những cơn sốt co giật diễn ra nhiều lần có khả năng làm tăng nguy cơ động kinh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng lo sợ quá. Căn bệnh này không gây tổn hại lên não bộ hay cơ thể bé nhiều. Dứt được khỏi cơn sốt, bạn nhỏ nhà mình sẽ vui chơi, hoạt động bình thường trở lại.
Đọc thêm: Những điều cần biết về trẻ chậm mọc răng
Nguyên nhân bé bị sốt co giật?
Có 03 lý do phổ biến nhất dẫn tới trẻ nhà mình bị sốt co giật:
– Tiêm phòng: Sau khi tiêm chủng một số căn bệnh như sởi, quai bị, rubella, trẻ nhỏ có nguy cơ cao sốt co giật từ 8 đến 14 ngày.
– Nhiễm trùng: Em bé nhiễm virus hoặc nhiễm vi khuẩn
– Gen di truyền: Nguyên nhân bé bị sốt co giật có thể do yếu tố gia đình. Trước đây ông, bà, bố, mẹ đã từng sốt co giật lúc nhỏ.
Dấu hiệu sốt co giật ở trẻ?
Sốt co giật diễn ra theo quy trình chứ không hề xảy đến bộc phát. Mẹ nên chăm sóc cẩn thận nếu thấy trẻ nhà mình gặp phải tình trạng theo chu trình sau:
– Bạn nhỏ sốt cao
– Cả người con căng cứng, mắt trợn tròn
– Tay chân con giật liên tục trong 1 – 2 phút
Xử trí khi con sốt co giật?
– Khi thấy con có các triệu chứng như trên, việc đầu tiên mẹ cần làm là đưa con tới cơ sở y tế gần nhất. Đừng khóc lóc hay hoang mang vì như vậy mẹ chỉ càng thêm rối trí.
– Đặt con nằm nghiêng sang một bên, đầu thấp để những đờm nhớt dãi dớt tự động chảy ra, tránh làm con sặc khó chịu. Tuyệt đối, không nhét bất cứ một thứ gì vào miệng của bạn nhỏ. Nếu mẹ làm trái lại, tính mạng của em bé sẽ bị đe dọa.
– Mẹ thấy con co giật, không được giữ chân tay ngăn bé rung lắc.
– Sau khi trẻ hết cơn co giật, mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt để bạn nhỏ đỡ mệt. Tuy nhiên, nghiên cứu của các bác sĩ đã chứng minh: Uống thuốc hạ sốt không ngăn được sốt co giật.
– Cuối cùng, mẹ đừng tin vào những mẹo vặt dân gian không có cơ sở. Chuyện vắt chanh, sả vào miệng hay cạo gió sẽ giúp con hết sốt co giật, 100% không có tác dụng gì. Bé thậm chí có thể gặp phải những di chứng tồi tệ ở não sau này do thiếu oxi hít thở. Hãy tỉnh táo các mẹ nhé!
Các mẹ thân mến, con ốm, con sốt trong quá trình khôn lớn là câu chuyện rất đỗi thường tình. Sức đề kháng của trẻ còn non nớt, căn bệnh co giật cũng chỉ là một vấn đề nhỏ mà thôi. Tuy nhiên, nếu mẹ biết cách vận dụng linh hoạt, bé con sẽ chóng hồi phục hơn, mẹ nhỉ?
Đọc thêm: Bệnh thủy đậu ở trẻ: Mẹ cần xử lý thế nào?
Xin ấn thích và theo dõi tiếp