Ho dai dẳng kéo dài có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột và cơ thể chưa kịp thích ứng. Ho kéo dài có thể khiến cho cơ thể trẻ mệt mỏi, kém ăn, kém chơi và quấy khóc. Nếu bé nhà bạn đang gặp phải trường hợp tương tự, thì bố mẹ hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, và có hướng điều trị phù hợp cho con nhé.
Ho là một phản xạ bình thường của cơ thể để loại bỏ chất nhầy, bụi bẩn, vi khuẩn ra khỏi hệ hô hấp. Thông thường, những biểu hiện của ho thường thuyên giảm và biến mất sau khoảng 7-10 ngày. Nhưng khi những cơn ho dai dẳng từ 2-3 tuần, thậm chí là lâu hơn, thì bố mẹ cần tìm hiểu nhiều hơn nguyên nhân tại sao.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc viêm nhiễm kéo dài sẽ phá hủy các tế bào niêm mạc đường thở, khiến cho thành phế quản dày lên, độ đàn hồi của phế quản – phế nang giảm đi. Điều đó dẫn đến khí bị đọng lại bên trong phế nang, kích thích niêm mạc đường thở gây ho lâu ngày không khỏi.
Ngoài ra, bố mẹ cũng không thể loại bỏ khả năng trẻ có thể bị nhiễm những bệnh sau đây:
1. Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Đọc thêm: Những điều cần lưu ý khi dùng máy hút mũi cho trẻ
Đây là nguyên nhân phổ biến gây ho ở trẻ em. Bệnh xuất hiện do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, lây nhiễm từ trường học, nhà trẻ hoặc bên ngoài đường. Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, ngoài bị ho dai dẳng, trẻ sẽ kèm theo những biểu hiện như sốt, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, mệt ỏi, uể oải và quấy khóc.
2. Hen phế quản
Hen phế quản là bệnh lý liên quan tới đường hô hấp dưới, gây viêm phế quản, hạn chế luồng không khí vào phổi. Những tác động bên ngoài môi trường như lông chó mèo, phấn hoa, khí thải, ô nhiễm không khí, khói thuốc… có thể gây ra bệnh hen phế quản cho bé. Những đợt ho khan, ho từng cơn, tức ngực, khó thở là biểu hiện của bệnh lý này.
3. Chảy dịch mũi
Nếu trẻ bị chảy dịch mũi sau, chất nhầy chảy ngược vào phía sau cổ họng, kích thích các dây thần kinh và thụ thể, thì bé cũng có thể bị ho lâu ngày không khỏi. Đây là triệu chứng thường gặp của tình trạng dị ứng và nhiễm virus. Khi bị ho do chảy dịch mũi, trẻ thường ho có đờm hoặc không, bệnh tình sẽ càng nặng hơn vào ban đêm, luôn bị ngứa cổ, hắt hơi, chảy nước mắt, thậm chí có thể nổi chàm nếu bị dị ứng.
4. Ho gà
Bệnh do vi khuẩn gây ra và rất dễ dàng lây lan qua đường hô hấp. Bệnh thường bị lây từ những người trực tiếp tiếp xúc và gần gũi với bé như ông bà, bố mẹ hay cô giáo… Khi bị ho gà, trẻ sẽ xuất hiện những cơn ho dai dẳng không dứt kèm theo nôn trớ, ho rũ rượi tưởng như tím tái, nhịp tim chậm…
5. Trào ngược thực quản
Không chỉ với trẻ em, người lớn cũng rất dễ bị ho dai dẳng khi trào ngược thực quản. Tình trạng này thường xảy ra khi axit từ dạ dày bị rò rỉ ngược trở lại đường ống thực phẩm. Sau khi ăn khoảng 30-60 phút hoặc vào ban đêm, những cơn ho sẽ trở nên dồn dập hơn.
6. Viêm phổi
Đây là bệnh rất hay gặp ở trẻ em. Bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Các triệu chứng bệnh gồm sốt, cảm giác ớn lạnh, run rẩy, khó thở và ho kéo dài. Khi phát hiện ra viêm phổi, bố mẹ hãy ngay lập tức cho bé đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp nhé.
Cách chăm sóc trẻ bị ho kéo dài:
Như đã đề cập ở trên, khi những cơn ho dai dẳng và kéo dài ở trẻ, bố mẹ cần xác định được nguyên nhân chính xác bằng cách đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú ý đặc biệt tới cách chăm sóc trẻ:
- Không nên tự ý mua thuốc và điều trị ho cho bé, đặc biệt là hiện nay, tình hình đề kháng kháng sinh đang gia tăng nhanh chóng. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) , bố mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 4 tuổi, thậm chí đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi cũng nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Bố mẹ cần để thời gian cho bé nghỉ ngơi và tăng cường đề kháng cho bé bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cũng cần bổ sung thêm nhiều nước và chất điện giải (Lưu ý cần pha tỷ lệ chuẩn xác theo hướng dẫn sử dụng đối với chất điện giải mẹ nhé)
- Xông hơi cũng là một cách làm giảm những cơn ho cho bé. Nếu trẻ con quá nhỏ thì mẹ cùng xông hơi với bé để đảm bảo không bị bỏng nhé.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua những bữa ăn hàng ngày. Nếu trẻ chán ăn, hãy kiên trì thay đổi thực đơn và chia nhỏ bữa cho bé nhé.
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng cách súc miệng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý
- Luôn sử dụng khẩu trang khi ra đường để tránh sự thâm nhập của vi khuẩn virus có hại.
Giá tham khảo: 120.000đ/ cái.
#Shop bán khẩu trang chống bụi mịn PM2.5 :dc mask: http://bit.ly/2MRo2vG
#Hoặc bạn có thể mua trên Shopee: http://bit.ly/33oyOQG
Ho là bệnh rất thường gặp ở trẻ. Nhưng những cơn ho của bé sẽ tránh được những biến chứng khó lường nếu như bố mẹ đừng chủ quan và để ý tới sức khỏe của con. Hãy trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức để đối đầu với bất kì những trường hợp nào gây tổn hại tới sức khỏe của con, mẹ nhé!
Xin ấn thích và theo dõi tiếp