Tác hại tiềm ẩn của việc ngửi khói nhang hằng ngày

Tác hại tiềm ẩn của việc ngửi khói nhang hằng ngày

Thắp nhang hay thắp hương là một trong những hoạt động thể hiện về việc tôn theo tín ngưỡng của con người. Ở đây, chúng ta không bàn luận về tín ngưỡng, về hành động thắp nhang, mà chỉ nói lên các tác hại tiềm tàng từ việc ngửi khói nhang quá nhiều các bạn nhé!

Nhang hay còn gọi là Hương được chế tạo từ các chất của thực vật có mùi thơm, thông thường được bổ sung thêm tinh dầu chiết ra từ thực vật hay có nguồn gốc động vật, dùng để tỏa ra khói có mùi thơm khi cháy. Nhang được sử dụng trong các mục đích tôn giáo, chữa bệnh theo kinh nghiệm hay đơn thuần mang tính thẩm mĩ.

Tác hại tiềm ẩn của việc ngửi khói nhang hằng ngày
Ảnh minh họa

Nhang đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người châu Á, thường được sử dụng trong ngày rằm, ngày lễ, tết. Loại nhang được nhiều người Việt cũng như Á Đông ưa thích nhất và giá trị của nó cũng cao nhất đó là hương trầm.

Tuy nhiên theo một số chuyên gia nhận xét thì khói nhang cũng như khói thuốc lá, khói than, khói các loại hương hóa chất có chứa các hoạt chất độc hại như benzen, toluen, xylenes… có thể dẫn đến ung thư hoặc tử vong.

Ngoài ra khi đốt qua nhiều hương, có thể gây ngạt thở cho những người mẫn cảm hay làm tăng nguy cơ hỏa hoạn.

Đọc thêm: Thắp nhang nên dùng tay trái hay phải? Cẩn thận bất kính với thần linh!

Tác hại tiềm ẩn của việc ngửi khói nhang hằng ngày
Ảnh minh họa

Cách phòng tránh tai hại đến từ việc thắp nhang

Tuy thắp nhang có nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng cho sức khỏe nhưng vì lý do tôn giáo có nhiều người vẫn phải tuân thủ hoạt động này. Vì thế khi thắp nhang, các bạn có thể tham khảo những điều sau để giảm thểu các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mình.

  • Không nên thắp nhang trong một không gian kín, đóng cửa. Cố gắng tạo dựng một không gian thoáng cho nơi mà bạn thường thắp nhang hàng ngày.
  • Đừng cắm nhang vào những vị trí dễ cháy hay những bình lọ dễ đổ ngã như tường gỗ, tường giấy, gần những chất liệu dễ cháy như xăng, cồn, dầu hỏa hay các loại keo dán công nghiệp dễ bắt lửa có thể gây hỏa hoạn nghiêm trọng.
  • Không nên cho người già và trẻ em tiếp xúc nhiều với khói nhang do sức đề kháng kém, rất dễ bị nhiễm độc.
  • Trong những dịp cúng viếng đặc biệt, chỉ nên thắp 1-3 cây nhang/ngày.
  • Khi đốt nhang tránh lưu trú tại nơi đó lâu, ngửi mùi nhang nhiều.
  • Không nên dùng chân nhang làm tăm xỉa răng hay cắm chân nhang vào đồ ăn cúng tế để tránh bị ngộ độc.

Đọc thêm: Cách bài trí bàn thờ Thần Tài rước tài lộc, may mắn vào nhà

Xin ấn thích và theo dõi tiếp