Ngăn chặn bụi là một nhiệm vụ gần như bất khả thi nhưng bạn có thể làm giảm sự xuất hiện của chúng trong nhà bằng những cách dưới đây:
1. Giữ cửa sổ luôn đóng
Không khí trong lành luôn là điều tuyệt vời vì thế để không bị ảnh hưởng bởi bụi bặm ở bên ngoài thì bạn nên đóng cửa sau khi dọn dẹp xong từng khu vực. Bởi sử dụng các tấm chắn cửa sổ và cửa ra vào cũng không ngăn được phấn hoa và các hạt bụi nhỏ. Do đó, đóng cửa sổ và cửa ra vào để giảm bụi bên trong.
2. Sử dụng tấm thảm chùi chân và tháo giày
Đặt những tấm thảm chùi chân có thể giặt được hoặc dễ dàng vệ sinh bên trong và bên ngoài cửa ra vào sẽ làm giảm lượng bụi bay vào nhà của bạn. Hơn nữa, bỏ giày ở cửa ra vào sẽ giúp bạn ngăn cản những vết bẩn và bụi bám trên giày đọng lại trên nền nhà của bạn.
3. Thường xuyên làm sạch tấm trải sàn
Thảm trải nhà có nhiều khả năng bị bám bụi và khiến bụi phát tán vào không khí hơn so với sàn có bề mặt cứng. Bạn nên vệ sinh thảm và hút bụi thường xuyên để giữ cho ngôi nhà của bạn luôn sạch sẽ. Nếu sàn nhà của bạn không sử dụng thảm, hãy đảm bảo bạn sẽ vệ sinh sàn nhà thường xuyên.
4. Thay bộ đồ giường và khăn tắm hàng tuần
Vì bụi sẽ rất có hại cho tế bào da chết nên phòng ngủ và phòng tắm là những vị trí đắc địa cần phải làm sạch thường xuyên. Bộ khăn trải giường, khăn tắm và thảm tắm nên được giặt hàng tuần để diệt mạt bụi và loại bỏ các chất gây dị ứng. Ngoài ra, bọc gối và đệm trong vỏ bảo vệ mạt bụi. Điều này có thể sẽ không ngăn được bụi, nhưng sẽ làm giảm số lượng mạt bụi có hại cho cơ thể của bạn.
5. Dọn dẹp sự lộn xộn
Hãy nhìn vào chồng giấy trên bàn làm việc của bạn hoặc bộ sưu tập ấm trà của bà bạn được trưng bày trên kệ bếp. Chúng có bị bám bụi hay không? Mọi vật dụng được trưng bày trong nhà của chúng ta đều bám đầy bụi. Để giảm thiểu thời gian dọn dẹp một cách tối đa, bạn có thể loại bỏ những thứ bạn không sử dụng hoặc không cần đến hoặc bạn cũng có thể trưng bày các bộ sưu tập trong cửa kính và cân nhắc xem bạn phải làm sạch bao nhiêu lần một tuần.
Đừng quên kiểm tra tủ quần áo của bạn. Nếu bạn đang treo quần áo với bụi trên vai, hãy nhanh chóng làm sạch chúng. Nếu bạn muốn giữ quần áo, hãy đặt nó trong một túi bảo quản thoáng khí thích hợp có thể giặt thường xuyên.
6. Xác định khu vực bị bám bụi
Có một số bề mặt trong nhà dễ bị bám bụi hơn. Ghế bọc vải có khả năng bẫy và thải bụi dễ dàng hơn nhiều so với đồ nội thất bọc da hoặc không bọc. Rèm che cửa sổ dày cũng sẽ bám nhiều bụi hơn so với rèm nhẹ có thể giặt thường xuyên. Cây giả có khả năng bám bụi nhiều hơn cây sống, tuy nhiên chúng có thể rửa sạch dưới vòi hoa sen một cách nhanh chóng. Vì vậy, bạn nên cân nhắc trong việc lựa chọn đồ dùng vật dụng trong gia đình để giảm thiểu lượng bụi bị đọng lại.
7. Sử dụng máy hút bụi có bộ lọc
Sử dụng máy hút bụi làm giảm lượng bụi thoát ra ngoài không khí trong khi hút bụi đồng thời chọn khăn lau bụi dùng một lần hoặc vải sợi nhỏ thay vì khăn lau lông vũ chỉ làm phát tán bụi trong khi làm sạch. Đảm bảo rằng tất cả các công cụ của bạn được làm sạch thường xuyên để chúng hoạt động ở mức cao nhất.
8. Chăm sóc thú cưng có lông của bạn
Thú cưng là một phần của gia đình chúng ta, nhưng vật nuôi góp phần đáng kể vào mức độ bụi trong nhà với lông và các hạt chúng mang vào trên lông của chúng. Vì vậy, hãy thường xuyên tắm cho vật nuôi và cân nhắc giữ cho số lượng vật nuôi vừa đủ giúp cho ngôi nhà của bạn luôn sạch sẽ và sáng bóng.
9. Sử dụng thêm máy lọc không khí
Máy lọc không khí không chỉ có tác dụng là loại bỏ mùi hôi từ không khí mà chúng còn có tác dụng hút bụi. Hầu hết sử dụng hệ thống quạt để hút không khí từ phòng vào, giữ các hạt bụi trong bộ lọc và tuần hoàn không khí sạch hơn. Bạn nên sử dụng thường xuyên và làm sạch nó thường xuyên để giảm mức độ bụi trong nhà của bạn.
10. Thay đổi bộ lọc không khí
Cho dù bạn có hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí trung tâm hay các đơn vị riêng lẻ, bộ lọc không khí nên được thay đổi thường xuyên. Khi không khí lưu thông, bụi bị giữ lại trong các bộ lọc để ngăn không cho nó quay trở lại các khu vực sinh sống. Một số hệ thống có bộ lọc có thể được làm sạch, trong khi những hệ thống khác yêu cầu bộ lọc mới hàng tháng. Ngoài hệ thống không khí, hãy làm sạch hoặc thay đổi các bộ lọc trong máy hút mùi, máy sấy quần áo và máy khuếch tán tinh dầu để đảm bảo độ bền của chúng./.
Theo VOV
Xin ấn thích và theo dõi tiếp