Bất kỳ biểu hiện bất ổn nào trong khi mang thai đều là điều đáng lo ngại, trong đó có bệnh sốt xuất huyết. Mẹ bầu bị sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt ở những tuần đầu hoặc cuối thai kỳ nếu không có phương án điều trị kịp thời.
Dấu hiệu mẹ bầu bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết có một số triệu chứng giống với cảm cúm, ngay sau khi có các biểu hiện dưới đây, mẹ bầu cần đến bệnh viện để kiểm tra nhé:
- Chảy máu chân răng
- Sốt cao, kèm theo run rẩy
- Mất nước, ăn không ngon miệng
- Đau đầu dữ dội
- Khó thở
- Cảm giác tê nhức khắp cơ thể
- Buồn nôn, nôn mửa liên tục
- Phần thân trên của cơ thể xuất hiện các mẩn đỏ.
Ảnh hưởng của sốt xuất huyết đối với mẹ bầu và thai nhi
Khi mang bầu, hệ miễn dịch của mẹ bị suy yếu, tạo cơ hội cho virus có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, sốt xuất huyết khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi:
- Giảm tiểu cầu: Có thể đe dọa đến tính mạng cho cả mẹ lẫn con. Ngoài ra, giảm tiểu cầu mức độ nặng có thể dẫn đến một số biến chứng khi sử dụng những kỹ thuật y khoa giúp bà bầu đẻ không đau trong quá trình sinh
- Sinh non, em bé nhẹ cân: Sốt xuất huyết khi mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và ba có khả năng làm tăng nguy cơ sinh non, em bé sinh ra nhẹ cân hoặc thậm chí tử vong nếu thai phụ bệnh nặng
- Sảy thai: Khi thai phụ bị sốt xuất huyết trong tam cá nguyệt đầu tiên làm tăng nguy cơ bị sảy thai
- Xuất huyết: Nếu mẹ bầu bị nhiễm virus sốt xuất huyết trong khi sinh, nguy cơ xuất huyết là rất cao
- Tiền sản giật khi mang thai.
Đọc thêm: Top 10 thuốc diệt muỗi và các ưu nhược điểm nên biết trước khi chọn mua
Tin vui là nguy cơ truyền bệnh sốt xuất huyết cho thiên thần nhỏ sẽ chỉ xảy ra nếu mẹ bầu bị mắc căn bệnh này vào cuối thai kỳ. Ngoài ra, nguy cơ thai nhi mắc phải virus này là rất thấp. Nhìn chung, việc mẹ bầu mắc căn bệnh này chưa được khẳng định chắc chắn rằng có gây ra bất kỳ dị tật cho trẻ hay không. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn phải cẩn thận để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan sang trẻ sơ sinh nhé. Em bé sẽ được kiểm tra các triệu chứng như sốt, số lượng tiểu cầu thấp và phát ban trong trường hợp bạn bị sốt xuất huyết tại thời điểm sinh nở.
Bí quyết phòng bệnh sốt xuất huyết khi mang thai
Sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi vằn mang bệnh. Do đó, ta có thể đề phòng bệnh sốt xuất huyết khi mang thai bằng cách ngăn ngừa sự sinh sôi của muỗi. Bạn có thể thực hiện những việc đơn giản như sau:
- Sử dụng thuốc xịt diệt muỗi ở các khu vực quanh nơi sinh sống;
- Nên ở trong nhà vào lúc sáng sớm và chiều muộn, vì những lúc này muỗi vằn gây bệnh bắt đầu hoạt động nhiều hơn
- Giăng mùng khi ngủ
- Mặc quần áo sáng màu, dài tay
- Nếu có thể, hãy bật điều hòa trong phòng, vì không khí lạnh sẽ khiến muỗi tránh xa
- Sử dụng màn, rèm che hoặc lưới chống muỗi ở khu vực cửa sổ, cửa ra vào phòng, nhà cửa.
Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, mẹ bầu cần được theo dõi sát sao về tình trạng bệnh và nhận được sự chăm sóc y tế phù hợp để bảo đảm an toàn cho cả thai phụ và con yêu.
Phương pháp chữa trị sốt xuất huyết khi mang thai
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào việc mẹ bầu có được chẩn đoán phát hiện bệnh sớm hay không. Nếu được chẩn đoán sớm, hiệu quả điều trị chắc chắn sẽ rất cao. Việc điều trị sốt xuất huyết kịp thời trong thời gian mang thai sẽ đảm bảo thai phụ và em bé được khỏe mạnh. Mẹ bầu trong quá trình điều trị sốt xuất huyết cần lưu ý những điều sau đây:
- Không được tự ý mua thuốc sử dụng trong thời gian mang thai
- Khám thai định kỳ để theo dõi huyết áp và mức tiểu cầu trong máu
- Trường hợp sốt xuất huyết vừa và nhẹ có thể tự điều trị tại nhà bằng thuốc paracetamol để hạ sốt và làm giảm cơn đau
- Nên bổ sung nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước do nôn ói, tránh ảnh hưởng đến lượng dịch phôi thai
- Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi nhiều, vận động vừa phải
- Đối với trường hợp sốt xuất huyết nặng và nghiêm trọng, mẹ bầu cần phải nhập viện và theo liên tục trong phòng chăm sóc đặc biệt!
Đọc thêm: Ruồi muỗi sẽ không dám bén mảng tới nhà bạn nữa bằng những mẹo nhỏ lợi hại này
Xin ấn thích và theo dõi tiếp