Trẻ em khỏe mạnh thông minh thường phát triển về ngôn ngữ rất nhanh. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, nếu trẻ có ngôn ngữ tốt thường có trí tuệ phát triển. Nhưng trên thực tế có những trẻ lại không phát triển ngôn ngữ bình thường theo đúng độ tuổi. Vì vậy, phải khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ như thế nào là câu hỏi được rất nhiều bậc cha mẹ gửi đến MamaClub trong những ngày vừa qua.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ là gì?
Đây là một dạng di chứng não, do vùng não bộ đảm nhiệm chức năng ngôn ngữ bị suy yếu khi cơ thể mắc phải những bệnh lý hay có những tổn thương khó hồi phục tại não bộ, trẻ em sẽ gặp vấn đề khó khăn trong việc trao đổi thông tin, giao tiếp với mọi người xung quanh bằng lời nói, nói khó, nói ngọng, khó trình bày mong muốn bản thân, không hiểu lời nói…
Nếu bố mẹ thấy con có những biểu hiện sau thì khả năng cao trẻ đã mắc rối loạn ngôn ngữ:
- Bé không hứng thú khi nói chuyện, không nhớ thông tin cuộc hội thoại đã xảy ra.
- Bé thường không nhớ tên của các đồ vật, gọi bằng “cái này”, “cái kia” để thay thế.
- Nhầm những từ có liên quan đến nhau như “con chó” lại gọi thành “con mèo”.
- Dùng các từ tối nghĩa, không hợp hoàn cảnh.
- Dùng sai thành ngữ, tục ngữ.
- Không thể tập trung nghe người khác nói nhất là khi có tiếng ồn như tiếng nhạc hoặc tivi.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn ngôn ngữ của trẻ
- Tổn thương não do tai nạn, đột quỵ hoặc dị tật bẩm sinh.
- Trẻ gặp phải các vấn đề về thính lực cũng có thể dẫn đến chứng rối loạn ngôn ngữ.
- Hở hàm ếch là tình trạng mà trẻ có một khe nứt rộng giữa hai bờ môi. Đây là một dị tật bẩm sinh có thể gây trở ngại cho việc không khí đi qua cổ họng, mũi và miệng.
- Hội chứng Fragile X (FXS) là một rối loạn di truyền gây ra các khuyết tật về phát triển và trí tuệ ở trẻ nhỏ. Bố mẹ có thể thấy các triệu chứng như khuôn mặt bị kéo dài, tai, trán và cằm bị nhô ra; nói lắp.
- Rối loạn bẩm sinh, chẳng hạn như bại não, có thể dẫn đến nói lắp.
- Rối loạn tiếp nhận ngôn ngữ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ viết và nói.
- Rối loạn ngôn ngữ biểu cảm khiến trẻ khó tìm các từ thích hợp để tạo thành các câu có ý nghĩa.
- Răng mọc không ngay ngắn cũng là nguyên nhân dẫn đến các rối loạn ngôn ngữ.
Làm gì để giúp trẻ bị chậm nói
1. Diễn tả thành lời những việc bố mẹ làm
Điều này đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn của cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Việc giải thích cho bé bạn đang làm gì sẽ giúp con mở rộng vốn từ và gắn kết các từ với đồ vật, sự vật trong cuộc sống. Ví dụ mẹ có thể nói “Mẹ lấy chuối cho Tít ăn nhé”, “Tít mặc áo ấm, đội mũ vào rồi mẹ con mình ra ngoài chơi”, “Bây giờ mẹ con mình cùng đi giầy nào. Giầy của mẹ to, giầy của Tít bé nhỉ”.
2. Những cuộc dạo chơi “gây quỹ từ mới”
Đưa bé đi dạo quanh khu nhà là cách rất tốt giúp bé làm quen với từ mới. Những cuộc thám hiểm vừa thú vị vừa quen thuộc kiểu này khiến trẻ đủ hào hứng nhưng không quá sợ sệt để có thể học từ mới. Hãy cho bé đuổi theo chú chuồn chuồn hay ngồi quan sát các anh chị hàng xóm chơi đùa và nói với bé về tất cả những gì bạn nhìn thấy.
3. Cùng con đọc sách
Sách là liều thuốc thần kỳ. Khi ôm bé trong lòng, cầm trên tay cuốn truyện tranh, đọc cho con những vần thơ ngộ nghĩnh, bố mẹ sẽ giúp bé làm quen với các từ mới, những vần điệu mới, để bé hiểu rõ hơn về cách mà mọi người nói. Hãy tạo thói quen đọc sách cho con hàng ngày, mỗi khi bố mẹ rảnh rỗi nhé.
Đọc thêm: Lý do các bác sĩ Nhi khoa Mỹ khuyên ba mẹ không nên sử dụng xe tập đi cho trẻ em
4. Diễn tả thành lời những trải nghiệm mới
Những chuyến du ngoạn tới công viên, về thăm quê hay các trò chơi mới đều là những hoạt động thú vị, mang cho bé cơ hội trải nghiệm mới. Hãy dùng các từ mới để tả cho bé nghe về các trải nghiệm này. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên cho con cơ hội nói về những gì bé nhìn thấy và cảm nhận, chẳng hạn bé nghĩ gì về chú khỉ vui nhộn ở công viên, chú gà con xinh xắn ở sân nhà bà ngoại hay những điều kỳ diệu khác mà bé đã gặp.

5. Hát cho bé nghe
Hát cho con nghe các bài hát thiếu nhi là cách rất tốt giúp bé ghi nhớ từ mới, dạy trẻ cách phát âm đúng các từ chỉ màu sắc, tên các con thú và nhiều khái niệm đơn giản khác.
6.Tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia
Nếu bố mẹ tiếp tục nhận thấy bé tiến bộ rất ít trong vòng vài tháng thì bố mẹ đừng ngại ngần tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia nhé.
Đọc thêm: Hà Anh chia sẻ về cách tập cho bé Myla ăn dặm, tránh cho con có ấn tượng xấu về thức ăn
Xin ấn thích và theo dõi tiếp