Dùng từ kết hôn thay từ gả chồng !

Theo mình nghĩ về quan điểm hôn nhân:
Kết hôn: Là hai người cùng về chung sống với nhau, mọi quyền lợi nghĩa vụ bình đẳng.
Gả chồng: Thời xưa dùng gả chồng, con gái theo về nhà chồng sinh sống, bắt đầu sống cuộc đời không còn chính mình. 
Cô em gái họ đến chơi tâm sự: Mẹ em ốm, em xin phép chồng và gia đình chồng cùng đưa con về chăm sóc mẹ trong thời gian nằm viện. Chồng em nghe vậy nói “em về thì ai nấu cơm cho cả nhà”, bố mẹ chồng em lại nói: “chăm mẹ con là việc của em trai con, gả về nhà chồng rồi phải lo nhà chồng”
Em à ! Em có ấm ức đến chỗ chị trút hết sự tức giận cũng không sao! Chị rất vui lòng được làm người cho em giải bầu tâm sự. Thời đại nào rồi vẫn còn quan niệm “gả chồng đi là người của gia đình anh rồi”.

Thư nhất : thời đại này sớm đã dùng “kết hôn” thay thế cho “gả chồng” rồi. Người phụ nữ ký không phải là “tờ giấy bán thân” mà họ ký là “giấy đăng ký kết hôn” có sự bảo vệ của pháp, được bình đẳng trong gia đình, xã hội. Có lẽ khi đọc đến đầy nhiều người đàn ông thấy có chút bất bình, đã lấy nhau rồi hà tất phải lôi giấy đăng ký kết hôn để phân chia quền bình đẳng trong gia đình. Người đàn ông sẽ có cảm nhận sao khi người vợ ra ngoài xã hội nó: “Chồng em được gả vào gia đình nhà em, là em cưới về, nên phải theo nếp sống và quy định nhà em”.

Thứ hai: Tại sao khi về nhà chăm sóc mẹ của mình còn phải thông qua chồng hay người nhà chồng đồng ý? Em đã bán thân cho gia đình chồng sao? Khi muốn về nhà thì nói trước một câu thể hiện sự tôn trọng vậy là đủ. Còn việc chồng có đồng ý hay không đồng ý, có vui hay không vui thì đó là chuyện của anh ấy không liên qua đến em!

Khi muốn đi ra ngoài gặp mấy chị em bạn bè lại phải nhìn sắc mặt của chồng? Chúng ta đâu còn sống trong xã hội cổ đại hay sống ở trong quân đội, mà khi ra ngoài còn phải xin phép đợi đồng ý của người này người kia! Việc chăm sóc bố mẹ đẻ!  Xã hội có nhiều hiện tượng không công bằng. Nhiều bố mẹ chồng ốm nằm viện trách nhiệm chăm sóc thường là con trai, con gái và con dâu thay nhau giúp đỡ.  Bố mẹ chồng thương con trai con gái bận rộn thường hay nói: ” Các con về nghỉ ngơi đi, có con dâu ở lại chăm sóc là được rồi.”

Bố mẹ vợ ốm đau. Ở viện chăm sóc có nhân vật là con rể không? có đấy nhưng hiếm hoi lắm! Chỉ cần con rể đến chơi bố mẹ vợ đã cảm động lắm rồi, có không đến cũng không oán trách hay giận hờn gì. Điều trái ngược là bố mẹ chồng ốm đau làm con dâu mà không đi thăm nom chăm sóc lại là chuyện lớn, có thể bị mắng cả khoảng thời gian dài.

Em có nghĩ qua không: Khi yêu cầu con dâu chịu trách nhiệm như con gái , Bố mẹ chồng dù không đối sử với em như con gái trong nhà, thì cugnx phải biết trân trọng và yêu thương con dâu một chút.  Hay chỉ coi em là người giúp việc miễn phí, đối tượng sai bảo, sinh con nối dõi trong gia đình.

Người chồng khi yêu cầu vợ coi “bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ” người chồng có coi “bố mẹ vợ như bố mẹ mình” không? Muốn vợ làm thay trách nhiệm của bản thân, muốn vợ thay thế chăm sóc bố mẹ già, đương nhiên là bạn có thể. Hãy chiều chuộng vợ một chút, cho vợ thật nhiều quan tâm và thấu hiểu, chứ đừng chiếm dụng và mua rẻ sức lực của vợ.

Chồng em thấy khó khăn, phiền phức không tự nguyện thì bố mẹ của anh ấy, hãy tự chăm sóc hiếu thuân đừng bảo ai làm thay. Đừng nghĩ vậy là thực tế hay vô tình, muốn người tốt với mình cùng phải làm gì cho họ  tâm so tâm” mà. Em có thể can tâm tình nguyện làm, cũng có thể không.  Nhưng gia đình chồng dựa vào gì mà nói đó là việc đương nhiên em phải làm.

Anh dùng thái độ nào đối đãi với em và gia đình em, em sẽ dùng thái độ như vậy hồi đáp lại anh và toàn gia đình anh. Có đi có lại rất rất công bằng. Cũng đùng nói em để hôn nhân rơi vào hoàn cảnh này do em hay tính toán! Tình yêu của em bì ai làm mai một? Em kết hôn vì muốn bản thân hạnh phúc hơn, chứ không phải cho bản thân bất hạnh.

Em vì yêu anh, chịu một chút khổ, cay cay sống mũi cũng thôi mà. Nhưng vì yêu anh, để bố mẹ em chịu khổ cực lớn hoặc phải từ bỏ bố mẹ, thì thật xin lỗi, mời anh đi em không tiễn.

Xin ấn thích và theo dõi tiếp