Đa số các bà mẹ sau khi sinh con đều có nguy cơ mắc phải bệnh trầm cảm, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị thì sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Dưới đây là sáu lời khuyên để cải thiện chứng t.rầm c.ảm sau sinh. Ba lời khuyên đầu tiên là sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh, và ba điều còn lại là cách tự giúp đỡ bản thân đối mặt với chứng trầm cảm này.
1. Hỗ trợ người mẹ xử lý các vấn đề trong gia đình và chăm sóc bé
Hãy để mẹ tạm thời gác lại mọi căng thẳng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính cách khác nhau của người mẹ, không nhất thiết phải ép người mẹ rời xa bé.
2. Luôn bên cạnh chuyện trò nhưng đừng nói về những chuyện gây áp lực cho người mẹ.
Đừng chỉ trích người mẹ về cách họ chăm sóc con, điều này sẽ khiến họ cảm thấy mặc cảm tội lỗi, bản thân chưa làm tròn trách nhiệm của người mẹ. Có thể nói về một số điều thú vị trong cuộc sống, hoặc trò chuyện theo chủ đề mà người mẹcò hứng thú. Cũng có thể không cần nói chuyện, mỗi người đầu tự làm việc của mình, cho cô ấy biết rằng bạn đang ở đó, cho họ có cảm giác họ không cô đơn là quá đủ !
3.) Thời gian tâm sự cùng chồng.
Mặc dù bạn đã được lên chức làm mẹ và làm cha, nhưng đừng quên rằng hai người vẫn là một cặp vợ chồng yêu thương lẫn nhau. Hãy dành một chút thời gian cho hai người cùng nhau đi hẹn hò, cùng nhau ngồi xuống trò chuyện, giãi bày mọi tâm sự, đừng giấu mọi u uất trong lòng nữa nhé!
4. Tập thể thao
Bạn có thể chạy bộ hoặc tập thể dục nhịp điệu, khi tập thể dục có thể giúp tiết ra endorphin. Endorphin là gì? Bạn có thể hiểu đơn giản nó là “chất gây hưng phấn tự nhiên”, có thể giúp bạn ổn định cảm xúc và áp lực. Ngoài ra tập thể dục cũng có thể tăng cường thể lực của bạn, để bạn có thể lực tốt hơn khi đối mặt với việc nhà, công việc ở ngoài, và tất nhiên bạn có thể khiến mình có một thân hình đẹp!
5. Không có gì là bắt buộc
Thật vậy, đừng cho bản thân quá nhiều áp lực, ví dụ như bắt buộc phải cho con bú sữa mẹ, một bà nội trợ toàn thời gian bắt buộc phải dọn dẹp nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, bắt buộc phải này nọ kia, …
Cuộc sống không quá nhiều thứ bắt buộc phải làm cho bằng được, nếu làm được thì quá tốt, nhưng sẽ không thành vấn đề nếu bạn không làm điều đó. Đó không phải là việc gì bản thân cũng phải tự làm. Người chồng có thể làm được thì cứ cho chồng làm,nếu điều kiện kinh tế cho phép, cũng có thể dùng các thiết bị giúp việc hiện đại hoặc tuyển người giúp việc để giảm bớt gánh nặng việc nhà cho ngươi mẹ. Đừng đặt ra quá nhiều tiêu chuẩn cho chính mình!
6. Tham gia vào cộng đồng các mẹ bỉm sữa để trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con cái
Bây giờ các trang mạng xã hội đã được phát triển, có nhiều nhóm thảo luận và diễn đàn dành cho các mẹ bỉm cùng tham gia thảo luận các vấn đề trong cuộc sống cũng như cách nuôi dạy con cái. Tham gia các nhóm mạng xã hội này sẽ cho bạn biết rằng bạn không hề đơn độc!
Các mẹ không cần phải lo lắng về chứng trầm cảm sau sinh nữa nhé, hãy mở cửa tâm hồn mình và làm theo những lời khuyên này để luôn trẻ khỏe xinh đẹp mà chăm lo cho gia đình được hạnh phúc nhé!
Xin ấn thích và theo dõi tiếp