Chu kì kinh nguyệt dài bao lâu là bất thường? Nguyên nhân dẫn đến chu kì kinh nguyệt bị kéo dài chị em nhất định cần phải biết

Thông thường chu kì kinh nguyệt của chị em phụ nữ thường kéo dài từ khoảng 5 đến 7 ngày, nhưng cũng có một số trường hợp ngắn hoặc dài hơn tùy thuộc vào sự thay đổi nội tiết tố của người phụ nữ trong suốt chu kỳ, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của nội mạc tử cung và số ngày bị hành kinh. Vì vậy, nếu chu kỳ của bạn dài hơn 1 hoặc 2 ngày hoặc ngắn hơn thời gian thông thường nhưng không có bất kỳ triệu chứng hoặc vấn đề bất thường nào như đau bụng kinh khủng kéo dài, ra nhiều máu liên tục và bị chuột rút thì không có gì phải lo lắng cả.

Bị bao nhiêu ngày thì coi là dài?

Nếu thời gian của bạn kéo dài 10 ngày trở lên, hoặc nếu đột nhiên có sự thay đổi về độ dài trong vòng 3 tháng liên tiếp thì nên đi khám bác sĩ phụ sản để kiểm tra vì rất có thể đây là hiện tượng của rong kinh. Rong kinh  là khi chảy máu quá nặng mà tuỳ vào từng trường hợp cần phải truyền máu, truyền sắt, thuốc hoặc các thủ tục phẫu thuật khác nhau. Nhưng ngoài rong kinh ra nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt kéo dài có thể liên quan đến 1 trong các trường hợp sau:

1. Đặt vòng tránh thai 

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của việc kinh nguyệt bị kéo dài là do đặt vòng tránh thai. Hai loại vòng tránh thai phổ biến là vòng tránh thai chứa đồng và vòng tránh thai có chứa hóc môn (vòng tránh thai nội tiết), phổ biến nhất là Mirena và Skyla.

Chu kì kinh nguyệt dài bao lâu là bất thường?

Cả hai loại vòng tránh thai này đều có thể gây chảy máu kinh nguyệt dài bất thường, đặc biệt là ngay sau khi đặt, đây chính là tác dụng phụ phổ biến của vòng tránh thai bằng đồng. Tuy nhiên, loại vòng có chứa nội tiết tránh thai Proestin lại có tác dụng phụ làm giảm lượng máu và số ngày hành kinh (Mirena), nhưng trong  một vài chu kỳ đầu tiên có thể chảy máu nhiều hơn hoặc lâu hơn bình thường.

Với bất kì loại vòng tránh thai nào, nếu thời gian hành kinh không ổn định và liên tục kéo dài sau ba chu kỳ thì nên đi khám bác sĩ vì có thể vòng đã bị rời khỏi vị trí hoặc không tương thích với cơ thể của bạn.

2. Chảy máu giữa kì kinh nguyệt

Kinh nguyệt là cách cơ thể bạn loại bỏ lượng máu và mô thừa trong trường hợp trứng của bạn được thụ tinh, nhưng đôi khi các tín hiệu nội tiết bị đan xen và làm  chảy máu trong quá trình giải phóng trứng.

Hiện tượng  này được gọi là “chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt” và nó xảy ra do sự sụt giảm nhẹ estrogen xảy ra trong quá trình rụng trứng. Bình thường thì điều này không đáng lo ngại nhưng nếu chảy máu kéo dài một vài ngày hoặc xảy ra gần cuối chu kỳ và không có vẻ muốn dừng lại thì cần phải đi gặp bác sĩ.

3. Mang thai

Thông thường dấu hiệu của mang thai chính là “bà dì” không tới. Nhưng trên thực tế một nguyên nhân phổ biến cho việc kinh nguyệt bất thường, bao gồm chảy máu lâu hơn lại chính là mang thai”, nếu nghi ngờ thì bạn nên đi khám để chắc chắn mình không có thai trong trường hợp này.

4. Kiểm soát sinh sản nội tiết tố

Bất cứ điều gì ảnh hưởng đến hormone thì đều có khả năng làm cho kì kinh nguyệt của bạn bị kéo dài hơn. Điều này bao gồm tất cả các loại kiểm soát sinh sản nội tiết tố như thuốc, miếng dán tránh thai, đặt vòng, tiêm hay cấy ghép. Và có thể là do cơ thể không phù hợp với liều lượng hoặc đặc tính của một trong số các phương pháp đó.

5. Sảy thai sớm

Sảy thai sớm thực ra rất phổ biến, có tới một nửa trường hợp sảy thai trong âm thầm trước khi người mẹ nhận ra là mình có thai. Đôi khi dấu hiệu duy nhất của việc sảy thai sớm là kì kinh nguyệt kéo dài và ra nhiều máu rồi trở lại bình thường trong vòng một đến hai chu kỳ; Nếu nó tồn tại lâu bất thường sau ba chu kỳ thì phải tới gặp ngay bác sĩ.

Ngoài ra , khoảng 1/ 100 số phụ nữ bị sảy thai nhiều lần, vì vậy điều quan trọng là xác định xem có phải do lạc nội mạc tử cung gây ra hay không vì đây là căn bệnh lý làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non ở phụ nữ.

6. Buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) ảnh hưởng đến khoảng10% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nó chính là hiện tượng u nang phát triển trên buồng trứng, ngăn trứng trưởng thành và thường gây ra các vấn đề về sinh sản.

Chu kì kinh nguyệt dài bao lâu là bất thường?

PCOS cũng ảnh hướng rất lớn đến mức độ hormone, gây tăng cân, tăng trưởng tóc và làm kéo dài thời gian của chu kì kinh nguyệt. Nếu bạn đang trải một chu kì kinh nguyệt kéo dài cùng với các dấu hiệu khác của PCOS như chứng đau nửa đầu, tăng cân…thì cần đi khám bác sĩ để điều trị.

7. Vấn đề về tuyến giáp

1 trong số 8 người phụ nữ sẽ bị chức năng tuyến giáp thấp, hoặc suy giáp, tại một số thời điểm trong cuộc sống. Tuyến giáp chính là một tuyến nhỏ hình cánh bướm  có chức năng điều hoà và kiểm soát các hormone trong cơ thể, bao gồm lượng calo bị đốt cháy, nhịp tim cũng như chu kì kinh nguyệt. Có quá ít hormone tuyến giáp có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị kéo dài.

Các triệu chứng khác của suy giáp bao gồm tăng cân, mệt mỏi và rụng tóc, vì vậy nếu bạn gặp phải bất kỳ trường hợp nào và các triệu chứng kéo dài hơn bình thường thì phải đi gặp bác sĩ ngay để kiểm tra.

8. Rối loạn máu tiềm ẩn

Điều này rất hiếm, nhưng kì kinh nguyệt kéo dài là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn, giống như bệnh về huyết học (máu). Một số bệnh tiềm ẩn có thể kể đến liên quan đến chảy máu, như bệnh Hemophilia (máu khó đông) hoặc bệnh Von Willebrand (rối loạn chảy máu)

Tuy nhiên, nếu chu kì kinh nguyệt của bạn kéo dài rất lâu và có thể loại trì các tình trạng khác thì nên gặp bác sĩ để tiến hành các xét nghiệm giúp loại trừ chứng rối loạn máu mà bạn có thể không biết.

9. Polyp tử cung hoặc u xơ tử cung

Bất thường tử cung, chẳng hạn như polyp hoặc u xơ, có thể gây ra kinh nguyệt kéo dài vì chúng làm biến dạng khoang nội mạc tử cung có thể dẫn đến tăng lưu lượng máu. Về cơ bản, cơ thể sẽ cảm nhận được thứ gì đó trong tử cung vốn trước đây không có cố gắng hết sức để đẩy khỏi nó.

Polyp và u xơ nghe có vẻ đáng sợ, nhưng chúng khá phổ biến, có tới 80% phụ nữ sẽ có mắc phải một trong 2 vấn đề này trước 50 tuổi.

Chu kì kinh nguyệt dài bao lâu là bất thường?

Những tăng trưởng lành tính này thường không có bất kỳ triệu chứng nào, và nếu có, nó thường kéo dài thời gian kinh nguyệt, trong trường hợp chúng gây đau đớn hoặc phát triển rất lớn thì sẽ cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.

10. Ung thư cổ tử cung

Chảy máu âm đạo bất thường, như chảy máu sau khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc chảy máu và đốm giữa các thời kỳ có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Các vấn đề bất thường ở cổ tử cung có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm Pap và HPV.

11. Tiền mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh thường gặp ở phụ nữ khoảng 50 tuổi và sớm nhất là lúc 35 tuổi.Lúc này cơ thể bắt đầu sự suy giảm hormone tự nhiên dẫn đến mãn kinh (hay còn gọi là tiền mãn kinh) khiến chu kỳ kinh nguyệt ngày càng dài hơn hoặc ngắn hơn, ngoài ra còn có các thay đổi nhỏ khác trong kỳ kinh nguyệt.

Nếu bạn đã loại trừ mọi nguyên nhân, và bạn ở độ tuổi từ giữa đến cuối 30 tuổi thì vấn đề kinh nguyệt kéo dài đơn giản có thể là do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, có một thứ như mãn kinh sớm, có thể ảnh hưởng đến phụ nữ ngay cả ở độ tuổi hai mươi. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu điều này xảy ra trong gia đình bạn hoặc nếu bạn có dấu hiệu mãn kinh khác, như ham muốn tình dục thấp hoặc mất ngủ.

Source (Nguồn): Woman’s Health

Xin ấn thích và theo dõi tiếp