Ăn dặm là một giai đoạn rất quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ nhỏ. Khi cho bé ăn dặm, mẹ cần xác định được khi nào nên cho bé ăn dặm. Không nên cho bé ăn dặm quá sớm hay quá muộn.
Khi nào nên cho bé ăn dặm?
Việc xác định thời điểm tập ăn dặm đối với bé là vô cùng quan trọng. Việc cho bé ăn dặm quá sớm hay quá muộn sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, ảnh hưởng tới sự phát triển, khả năng ăn thô sau này của bé. Vậy làm sao để xác định việc nên cho trẻ ăn dặm khi nào.
Bé sẽ ngày một lớn, nhu cầu về dinh dưỡng tăng lên, bé sẽ được làm quen với các loại hương vị thức ăn khác, từ đó hình thành nên thói quen ăn uống sau này của trẻ. Khi bé có thể kiểm soát được việc ăn uống, bé sẽ có khả năng điều khiển được hành vi mỗi khi đói hay no. Điều này giúp ích rất nhiều cho các mẹ khi không biết rằng bé ăn như vậy đã đủ chưa. Ngoài ra, bé ăn dặm sẽ được bổ sung thêm các vitamin, dưỡng chất thiết yếu trên quỹ đạo phát triển toàn diện và khỏe mạnh
Dựa vào các dấu hiệu ăn dặm của bé được chia sẻ dưới đây sẽ giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc xác định được thời điểm ăn dặm chính xác của bé rồi mới tiến tới việc lựa chọn phương pháp ăn dặm cho bé và xây dựng thực đơn ăn dặm tiêu chuẩn. Đây là thời điểm bé sẽ được làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ để đảm bảo chất dinh dưỡng thiếu hụt cho cơ thể.
Một số phương pháp ăn dặm có thể kể tới là ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm kiểu phương tây hay ăn dặm truyền thống. Mẹ hãy thử tìm hiểu và lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp với bé nhé.
1. Bé thường xuyên có cảm giác đói
Trẻ sơ sinh sẽ có nhu cầu bé mẹ nhiều, thông thường là 2-3 giờ/cữ bú. Tuy nhiên, khi tới độ tuổi ăn dặm (theo các chuyên gia là 5,5 – 6 tháng), thói quen ăn uống của bé sẽ dần được điều chỉnh ổn định hơn. Khi đó số lượng bữa ăn sẽ giảm đi và khối lượng thức ăn mỗi bữa sẽ được tăng lên.
Trong giai đoạn này, nếu bé luôn có biểu hiện đói, đòi ăn thường xuyên mặc dù mới được bú mẹ no. Dấu hiệu này cho thấy rằng bé đang có nhu cầu ăn thêm các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu của bé nữa rồi.
2. Bé mất ngủ nhiều đêm
Trong khoảng thời gian 2-3 tháng đầu đời, bé thường có nhu cầu ăn đêm rồi thưa dần sau đó. Tuy nhiên, khi bé được 6 tháng tuổi, thói quen ăn đêm của bé lại được hình thành khiến cả mẹ và bé mất ngủ trong nhiều đêm. Đây cũng chính là một dấu hiệu cho thấy bé muốn được ăn dặm. Bé muốn được bổ sung thêm các nguồn dưỡng chất khác ngoài sữa mẹ để bé không cảm thấy đói, bé sẽ ngủ ngon giấc hơn.
3. Dựa vào ánh mắt của bé
Trong mỗi bữa ăn hàng ngày của gia đình, nếu mẹ thường xuyên bắt gặp ánh mắt thèm thuồng của bé mỗi khi mẹ nấu cơm hay lúc cả gia đình dùng cơm. Tất cả mọi hành động của các thành viên trong gia đình trên bàn ăn đều được bé theo dõi rất kỹ càng và háo hức. Không ít mẹ cảm thấy tội nghiệp cho bé vì chẳng ăn được gì. Đây cũng chính là một dấu hiệu cho thấy bé muốn được ăn dặm.
4. Kiểm tra đơn giản
Mẹ có thể dùng cách kiểm tra đơn giản này là đã có thể xác định được chính sác thời điểm bé muốn được ăn dặm. Mẹ hãy dùng một chiếc thìa, đưa thìa vào gần miệng của bé. Nếu bé chỉ có phản xạ tự nhiên của một đứa trẻ sơ sinh đầy thìa ra thì bé chưa muốn ăn dặm. Còn nếu bé đang cố gắng mở miệng ra đồng nghĩa với việc bé đã muốn ăn dặm.
5. Tự bốc đồ ăn
Rất nhanh, chỉ cần có cơ hội được tiếp cận với thức ăn thì ngay lập tức bàn tay của bé sẽ cố gắng chụp lấy, vồ lấy rồi cho vào miệng ngay lập tức. Mặc dù vậy, mẹ không nên cho bé ăn thô ngay lập tức mà hãy để bé ăn dặm từ từ, từ loãng tới đặc dần, từ ít tới nhiều.
6. Khi bé có thể ngồi được
Đây cũng là một dấu hiệu rất quan trọng để xác định nên cho bé ăn dặm khi nào. Bé sẽ chỉ ăn dặm được khi bé có thể kiểm soát được đầu và cổ. Đặc biệt khi bé có thể ngồi nên ngay nếu được ba mẹ giúp đỡ.
Tại sao không nên cho bé ăn dặm sớm?
Theo mẹ, tại sao lại không nên cho bé ăn dặm sớm? Việc xác định cho bé ăn dặm khi nào sẽ rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới cả hành trình ăn dặm của bé. Các chuyên gia nhi khoa khuyên mẹ nên cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Các bé ăn dặm sớm có thể gặp một số vấn đề:
– Bé được bổ sung dưỡng chất ngoài sữa mẹ quá sớm rất dễ khiến bé bị rối loạn tiêu hóa hay bệnh tiêu chảy do nhiễm trùng, nhiễm độc. Điều này ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này.
– Nhiều mẹ cho rằng, việc cho trẻ ăn dặm sớm sẽ giúp trẻ lớn nhanh hơn, tăng cân tốt hơn, bụ bẫm hơn…Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm mẹ có biết không?
Đầu tiên, nếu mẹ cho bé ăn dặm đồng nghĩa mới việc trẻ bú mẹ sẽ ít đi. Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng, sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tối ưu chất cho sự phát triển của trẻ. Do đó, hãy để trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
Ngoài ra, các loại thức ăn mẹ bổ sung cho bé trong giai đoạn ăn dặm thường là tinh bột, đạm và các nhóm chất khác. Tinh bột để có thể tiêu hóa được sẽ cần tới men amylasa có nhiều trong tuyến nước bọt và tuyến tụy của bé. Tuy nhiên, với các bé 3 tuổi hoạt tính lại rất yếu, nếu đem so với người lớn chỉ bằng 10%. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Ảnh hưởng tới sức khỏe của bé hở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
– Cho trẻ ăn dặm quá sớm với các loại thực phẩm như ngũ cốc, rau, củ…có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thu Sắt trong sữa mẹ của bé. Điều này dẫn tới tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ.
– Tăng nguy cơ béo phì: mới đầu có thể trẻ sẽ khó ăn, ăn ít, nôn trớ…Tuy nhiên, khi đã dần quen với chế độ ăn dặm mem amylasa sẽ được sản sinh ra nhiều hơn mỗi khi thức ăn được đưa vào miệng bé, kích thích cơ thể làm việc nhiều hơn, tăng khả năng lọc và bài tiết. Bé ăn được càng nhiều, mẹ sẽ càng vui và cho bé ăn càng nhiều càng tốt. Khi đã trở thành thói quen của bé sẽ dẫn tới tình trạng tăng cân quá mức không thể kiểm soát. Nếu như không có các biện pháp, cách điều chỉnh thì bệnh béo phì sẽ đi cùng bé mãi tới tuổi trưởng thành.
– Một điểm khác mà mẹ không nên cho bé ăn dặm sớm đó là bệnh huyết áp. Khi mẹ bổ sung các loại thức ăn cho bé, lượng natri được mẹ đưa vào cơ thể bé cao hơn rất nhiều so với lượng natri có trong thành phần sữa mẹ chỉ khoảng 140-220mg/L dẫn tới bệnh huyết áp. Thực tế cũng chỉ ra rằng, bênh béo phì và huyết áp có mối liên hệ với nhau.
– Ăn dặm sớm, ăn bổ sung nhiều axit béo no làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch khi trưởng thành.
– Nguy cơ dị ứng với thức ăn cao. Theo những nghiên cứu được tiến hành trên nhóm đối tượng là trẻ từ sơ sinh tới 3 tháng tuổi cho thấy. Những trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có tỷ lệ bị dị ứng rất thấp (eczema) so với những trẻ được mẹ uống sữa bò hay cho bé ăn dặm từ quá sớm.
Đó là những chia sẻ về cách xác định thời điểm khi nào nên cho bé ăn dặm được blog tổng hợp từ những kinh nghiệm, kiến thức chăm con. Mong rằng đây sẽ là những kiến thức bổ ích dành cho các mẹ.
【Bài viết】được chia sẻ bởi【blogmeyeucon】
Xin ấn thích và theo dõi tiếp