Có thể bạn đã nghe nhiều đến thóp của trẻ sơ sinh nhưng thóp là gì? Có tác dụng gì và cần chăm sóc như thế nào thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn lướt ngón tay nhẹ nhàng trên đầu của em bé sơ sinh, bạn có thể cảm thấy một vài điểm mềm trên đầu bé. Những điểm mềm này được gọi là thóp. Thóp là một phần của sự phát triển bình thường ở bất cứ một đứa trẻ nào.
Các thóp có hai nhiệm vụ chính
Giúp em bé ra đời: Các thóp cho phép xương sọ di chuyển để đầu bé có thể thay đổi hình dạng trong khi sinh. Kênh sinh nở hẹp và sự chuyển động của xương giúp đầu bé có thể vượt qua và chui ra ngoài.
Tăng trưởng: Đầu của trẻ sơ sinh nhỏ, nhưng nó phát triển nhanh chóng trong hai năm đầu đời. Các khoảng trống giữa xương sọ nhường chỗ cho sự mở rộng nhanh chóng của não và đầu bé.
Các loại thóp
Một đứa trẻ sơ sinh thường có 6 thóp:
Thóp trước (Anterior Fontanelle): Có một thóp trước trên đỉnh đầu. Đó là thóp lớn nhất và hầu hết mọi người gọi là “điểm mềm”. Khi mới sinh, kích thước trung bình của fontanelle trước có đường kính khoảng một inch (2,1 cm), nhưng nó có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn.
Thóp sau (Posterior Fontanelle): Có một thóp ở phía sau hộp sọ bé bé. Lỗ mở nhỏ này có dạng hình tam giác và nó thường có kích thước nhỏ hơn ½ inch (1 cm) khi sinh.
Thóp xương bướm (Fontanelles): Có hai thóp xương bướm một ở mỗi bên của đầu. Chúng được định vị về phía trước của hộp sọ phía thái dương.
Thóp xương chum (Mastoid Fontanelles): Ngoài ra còn có hai thóp xương chum ở hai bên hướng về phía sau hộp sọ phía sau tai.
Khi nào các thóp đóng lại
Xương sọ không hoàn toàn bịt kín trong thời thơ ấu vì não và cơ thể vẫn cần chỗ để phát triển. Tuy nhiên, một khi xương phát triển đến mức chúng lấp đầy không gian mở và các bác sĩ không còn cảm thấy chúng nữa thì các thóp được coi là đóng. Không phải tất cả các thóp đều đóng cùng một lúc. Quá trình có thể mất hai năm hoặc lâu hơn theo thứ tự sau:
Thóp sau: Từ 6 tuần đến 3 tháng
Thóp xương bướm: 6 tháng
Thóp xương chum: Từ 6 đến 18 tháng
Thóp trước: Bắt đầu đóng sau 6 tháng và không thể cảm nhận được nữa trong khoảng từ 18 tháng đến 6 năm.
Tuy nhiên đây chỉ là khoảng thời gian ước chừng, với mỗi một đứa trẻ khác nhau các thóp có thể đóng sớm hơn hoặc muộn hơn và vẫn bình thường.
Cách chăm sóc thóp trẻ sơ sinh
– Các thóp nên bằng phẳng, nhìn không giống như bị sưng và phồng lên hoặc chìm xuống hộp sọ của em bé.
– Khi bạn nhẹ nhàng chạm các ngón tay trên đỉnh đầu của bé, điểm mềm sẽ tạo cảm giác mềm và phẳng với một đường cong hướng xuống nhẹ.
– Khi bé khóc, nôn mửa, hoặc nằm xuống, các thóp có thể trông lớn hơn hoặc giống như nó phình ra. Tuy nhiên nó trở lại bình thường một khi bé đứng thẳng và bình tĩnh trở lại.
– Đôi khi các thóp có thể trông giống như nó đang đập. Đó là do mạch của em bé trong thóp di chuyển theo nhịp tim. Bạn có thể thấy nó dễ dàng hơn nếu em bé ít tóc hoặc tóc tơ rất mỏng.
Mặc dù có một khoảng trống giữa xương, nhưng cũng một lớp màng cứng trên lỗ mở bảo vệ mô mềm và não. Vì vậy, bố mẹ vẫn có thể nhẹ nhàng chạm vào đầu bé, gội đầu và làm sạch da đầu, sử dụng bàn chải hoặc lược chải tóc, cũng như đeo băng đô dễ thương cho bé mà không cần phải lo lắng hay sợ hãi sẽ ảnh hưởng đến thóp của con nhé!
Xin ấn thích và theo dõi tiếp