Giai đoạn tuần thứ 4 thai kỳ chính là thời điểm phôi thai hình thành vì vậy có thể mẹ sẽ có những biến chuyển rõ rệt hơn. Mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Em bé trong tuần thứ 4 của thai kì phát triển như thế nào?
Sâu trong tử cung, phôi thai đang tăng trưởng mãnh liệt. Tại thời điểm này, em bé của mẹ có kích thước tương đương một hạt mè. Cơ thể bé gồm có ba lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì, để hình thành tất cả các cơ quan và mô cho cơ thể bé sau này.
– Ngoại bì: Ống thần kinh, từ đó não bộ của bé, tủy sống, dây thần kinh và xương sống sẽ hình thành, bắt đầu phát triển ở ngoài cùng, được gọi là ngoại bì. Lớp này cũng sẽ tạo ra da, tóc, móng, tuyến vú, mồ hôi, và men răng cho bé.
– Trung bì: Tim và hệ tuần hoàn bắt đầu hình thành ở tầng giữa, hay còn gọi là trung bì. Trên thực tế, trái tim nhỏ bé của bé bắt đầu phân chia thành các ngăn và bắt đầu đập và bơm máu. Tầng trung bì cũng sẽ hình thành cơ bắp của bé, sụn, xương, và mô dưới da.
– Nội bì: là lớp thứ ba, sẽ là nơi của phổi, ruột và hệ thống tiết niệu thô sơ, cũng như tuyến giáp gan và tuyến tụy của bé. Trong lúc đó, nhau thai và dây rốn cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bé, đã hoạt động.
2. Mang thai tuần thứ 4, mẹ có dấu hiệu gì?
Về thể trạng:
– Các dấu hiệu ốm nghén của tuần trước bắt đầu trở nên nghiệm trọng hơn. Số lần mẹ cảm thấy buồn nôn tăng lên, mũi mẹ cũng nhạy cảm hơn với mùi, cảm giác mệt mỏi kéo dài… Cơ thể mẹ có những lúc cảm thấy như cạn kiệt hết năng lượng vậy.
– Một số mẹ sẽ bắt đầu có hứng thú, cảm thấy thèm những món ăn, đồ uống mà trước đây mình chẳng hề để tâm tới.
– Ngực và núm vú của mẹ ngày càng nhạy cảm. Mẹ thậm chí có thể nhìn thấy các tĩnh mạch bên trong đang căng lên khi thấy mạch xanh trên ngực. Một số mẹ có tốc độ tăng kích thước ngực lên rất nhanh, đầu vú trở nên sậm màu. Mẹ bắt đầu có thể chuyển size áo cũng như kiểu áo lót phù hợp với bản thân lúc này.
– Dịch âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn. Trong trường hợp dịch xuất hiện nhiều, có mùi hôi và gây ngứa, mẹ cần đi kiểm tra ngay. Lượng hormone tăng lên nhanh cùng thay đổi độ pH trong môi trường âm đạo có thể làm cho mẹ bị nhiễm nấm thai kì.
Về cảm xúc:
– Thay vì cảm giác hồi hộp có em bé hay chưa như các tuần trước đó, thì ở tuần này, mẹ sẽ luôn thấp thỏm xem những thói quen sinh hoạt, đi đứng của mình có ảnh hưởng tới em bé hay không. Mẹ đừng lo, hãy thoải mái tâm trạng và đi lại nhẹ nhàng, đừng khiến mình trở nên căng thẳng quá mẹ nhé.
– Những dấu hiệu ốm nghén có thể làm mẹ trở nên lo lắng. Đừng lo, đây là những dấu hiệu thông thường thôi mẹ nhé.
3. Mẹ nên làm gì trong tuần này?
– Mẹ nên hạn chế sử dụng các loại pho-mát chưa qua khử trùng như pho-mát Camembert hoặc Brie mẹ nhé.
– Hạn chế ăn các loại thịt tái, trứng lòng đào để tránh nhiễm khuẩn E-coli hoặc Salmonella.
– Hạn chế sử dụng các loại cá có mức thủy ngân cao, như cá mập, cá kiếm và cá thu vua.
– Đến giai đoạn phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi cũng là thời điểm mẹ đã qua được tháng đầu tiên trong hành trình 40 tuần thai của mình. Các mẹ hãy chú ý về dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi cũng như không quên các mốc khám thai định kỳ để biết được sự phát triển của thai nhi trong các tuần tới có đạt chuẩn hay không nhé.
Xin ấn thích và theo dõi tiếp