Cái chết thương tâm của 2 em nhỏ bị điện giật cũng là lời cảnh tỉnh về an toàn cho trẻ và kiến thức sơ cấp cứu cần trang bị kịp thời!

Vụ 2 em nhỏ bị điện giật tử vong: "Ba ơi kệ con, nguy hiểm lắm"

Khuya 20/07,  hai cháu Lê Minh C. (10 tuổi, quê Ninh Thuận) và Trương Đặng Văn B. (10 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) bị điện giật tử vong tại công trình xây dựng đường Vành đai 2 (đường U Ghẹ, phường Tam Phú, quận Thủ Đức). Nguyên nhân ban đầu được xác định do đơn vị thi công công trình đường Vành đai 2 kéo dây điện hạ thế (phía sau điện kế, thuộc quản lý của đơn vị) cấp điện cho các thiết bị thi công công trường không đảm bảo an toàn, dây điện bị bong tróc, rò rỉ.

Đơn vị thi công cẩu thả dẫn đến tai nạn thương tâm

“Có 2 nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn thương tâm này, gồm: Thứ nhất,  đơn vị thi công sử dụng dây kéo điện, cấp điện cho các thiết bị bên trong công trình không an toàn, gây rò rỉ điện. Tiếp đến, công trường không rào chắn, đặt biển báo để cho các cháu nhỏ chạy vào chơi. Nếu là chủ đầu tư công trình cao ốc thôi thì cũng đã phải rào chắn lại. Đằng nay, đây là công trình trọng điểm của TP, gần khu dân cư  mà không hề thực hiện nghiêm quy định. Rất cẩu thả!” – ông Phú nhìn nhận.

Theo ghi nhận của P.V, xung quanh công trình xây dựng đường vành đai 2, đoạn từ đường Ụ Ghe đến Tam Bình dài hơn 500m nhưng không hề có rào chắn, cảnh báo. Đặc biệt, đường dây điện đấu nối, kéo về phục vụ máy móc, lán trại rất sơ sài, thiếu an toàn.

Người cha cứu con trong sự bất lực

Anh hòa (cha của 2 bé) đau đớn nhớ lại khoảng 16 giờ ngày 20/07, 5 đứa trẻ trong xóm rủ nhau ra công trình đang thi công đường Vành đai 2 chơi. Khoảng 1 tiếng sau, 1 bé gái chạy về hốt hoảng: “Chú Hòa ơi, mấy bạn bị điện giật chết rồi”. Anh Hòa hô hoán cùng nhiều người khác chạy ra công trình thì thấy em C và B bị điện giật bất tỉnh. Em N cũng bị điện giật không di chuyển được.

Vụ 2 em nhỏ bị điện giật tử vong: Ba ơi kệ con, nguy hiểm lắm - Ảnh 3.

Gia cảnh nghèo khó của bé trai bị điện giật tử vong ở Sài Gòn

Thấy anh Hòa liều mình lao lên cồn đất, em N la lớn: “Ba ơi kệ con đi, nguy hiểm lắm. Ba nói mọi người cứu 2 em trước đi”.  Anh Hòa chạy đến túm áo kéo con gái ra ngoài để mọi người sơ cứu.

Anh Hòa tiếp tục leo lên chân cồn đất đưa được em B ra ngoài thì kiệt sức ngất xỉu. Em C do nằm giữa cồn đất nên mọi người không dám tiếp cận vì khu vực này đang nhiễm điện. Phải mất thời gian lâu mọi người mới đưa được em C ra khỏi cồn đất nhưng em đã tử vong.

Hai em N và B được mọi người chở đến Bệnh viện quận Thủ Đức cấp cứu nhưng em B đã tử vong trước đó. Riêng em N bị bỏng gót chân, sức khỏe yếu nên được các bác sĩ tận tình điều trị. Đến sáng 21/07, sức khỏe em N hồi phục tốt và đang được các bác sĩ làm thủ tục xuất viện.

Người lớn cần sơ cấp cứu khi trẻ bị điện giật như thế nào?

Trẻ con hiếu động là thế, cùng với môi trường xung quanh luôn ẩn chứa nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ, việc giải cứu kịp thời và đúng cách là vô cùng quan trọng. Hãy tham khảo các bước dưới đây phòng khi cần đến nhé:

1. Dùng các vật không dẫn điện, khô ráo như gậy, khúc gỗ nhanh chóng đẩy trẻ ra khỏi khu vực nhiễm điện.

2. Khi trẻ rời khỏi nguồn nhiễm điện, tùy theo tình trạng của trẻ mà thực hiện các thao tác sơ cấp cứu.

3. Trường hợp nhẹ: Đặt trẻ nằm ngửa, kiểm tra tình trạng cơ thể, tạm thời không cho trẻ đứng dậy hoặc đi lại, đề phòng đột quỵ hoặc suy tim.

4. Trường hợp nặng: Nếu trẻ ngừng thở, vẫn còn nhịp tim, nên đặt trẻ nằm duỗi thẳng người ra, mở nút áo, làm hô hấp nhân tạo, dùng ngón cái bấm mạnh vào huyệt nhân trung (dưới mũi), huyệt dũng tuyền (gan bàn chân).

huyệt dũng tuyền

5. Trường hợp nguy cấp: Trẻ ngừng thở và cũng không còn nhịp tim, khi làm hô hấp nhân tạo kết hợp thêm hồi sức tim phổi (CPR) theo tỷ lệ 1:5, tức là làm 1 lần hô hấp nhân tạo kèm 5 lần CPR. Việc cấp cứu phải tiến hành kiên trì đến cùng, không ngừng lại giữa chừng, thời gian ngắt quãng không quá 30 giây.

「ô hấp nhân tạo kết hợp thêm Hồi sức tim phổi」的圖片搜尋結果

Mặc dù cho trẻ ra ngoài chơi sẽ giúp trẻ phát triển thể chất tốt hơn, nhưng việc an toàn vẫn là điều trên hết, bố mẹ dù bận cách mấy cũng không nên để trẻ tự ra ngoài chơi, đặc biệt là khu vực có thi công. Cho dù là cho trẻ chơi ở trong nhà, bố mẹ cũng nên chú ý không để trẻ tiếp xúc với nguồn điện, khi tay trẻ ướt không nên đụng vào công tắc, ổ cắm. Các vật dụng điện máy trong nhà nên ưu tiên chọn loại không dễ rò điện. Chỉ một phút sơ suất thôi có thể sẽ là ân hận cả đời, nên chú ý an toàn cho trẻ vẫn là điều cần đặt lên hàng đầu, bố mẹ nhé!

Xin ấn thích và theo dõi tiếp