Nửa năm tuổi đầu tiên của bé đã trôi qua. Đây là khoảng thời điểm sang trang đối với cuộc sống của cả mẹ và bé, khi mẹ chuẩn bị đi làm trở lại, và bé bắt đầu bước sang quãng thời gian ăn dặm cùng những mốc phát triển đáng ghi nhớ. Mẹ hãy cùng tìm hiểu sự phát triển của bé trong tháng thứ 6 này nhé!
Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi
*/ Cân nặng và chiều cao:
Trong vài thàng đầu đời, trọng lượng của trẻ sơ sinh phát triển ở tốc độ khá nhanh nhưng khi đến thời điểm 6 tháng tuổi, trọng lượng cơ thể của trẻ có chiều hướng tăng chậm, trung bình hơn 1/2 kg mỗi tháng và chiều cao cũng tăng nửa inch mỗi tháng.
Theo một số nghiên cứu, ở tháng này:
– Bé trai 6 tháng tuổi nặng khoảng: 7,1kg – 8,9kg
– Bé gái 6 tháng tuổi nặng khoảng 6,5kg – 8,3kg
Nếu như bé không ở mức mong muốn, thì mẹ hãy chú trọng nhiều hơn vào khẩu phần dinh dưỡng cho bé, nhất là trong thành phần ăn dặm nhé.
*/ Thói quen sinh hoạt:
Ở tháng thứ 6, em bé vẫn cần 3 giấc ngủ kéo dài khoảng 1-3 tiếng vào ban ngày, và 10 tiếng vào ban đêm. Việc dỗ bé ngủ đôi khi làm bạn mệt mỏi, đặc biệt là khi bé không thích ngủ nhiều. Bố mẹ hãy kiên trì nhé, ban đêm ru bé ngủ thế nào thì hãy áp dụng cách này cho giấc ngủ ban ngày. Đây là cách làm hiệu quả đối với rất nhiều gia đình đấy mẹ ạ.
Đọc thêm: Có nên cho bé ngậm ti giả khi ngủ?
Về chế độ dinh dưỡng, ở tháng thứ 6, đa số các em bé sẽ được mẹ cho ăn món ăn dặm đầu tiên. Nhưng cũng có những bé đã được cho ăn từ sớm hơn, và đã chịu nhai nhóp nhép thức ăn một cách ngon lành rồi. Mẹ hãy lưu ý bổ sung sắt cho bé nhé. Sữa mẹ lại không chứa nhiều chất sắt. Nên một trong những món ăn dặm đầu tiên của bé là món bột ngũ cốc, có thể cung cấp lượng sắt dồi dào. Nhưng một số bé sẽ không thích vị này, nên mẹ hãy thử cho bé ăn món trái cây nghiền để thay thế, như là táo không đường hay lê xay nhuyễn. Vitamin C có trong trái cây sẽ giúp chuyển hóa chất sắt trong cơ thể, món trái cây nghiền này có vị hấp dẫn, lại mềm mịn nên các bé sẽ rất thích. Thời điểm này sữa vẫn là thức ăn chính trong chế độ dinh dưỡng của bé, nên trong bữa ăn, mẹ hãy cho bé bú sữa trước, rồi mới bắt đầu ăn thức ăn dặm mẹ nhé.
*/ Bé biết làm gì ở tháng thứ 6?
– Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ngồi lên một mình với sự hổ trợ của đôi bàn tay của bằng cách chống đỡ người rồi đứng lên. Sau một thời gian, trẻ sơ sinh đã có thể chập chững đi và ngồi mà không cấn sự hổ trợ nào cả
– Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi có thể lăn hay trở người một cách thuần phục và tự nhiên, một số trẻ còn có thể leo lên phía trước hay phía sau hay trượt phía sau những chiếc kệ hay những cái tủ có khả năng chịu được trọng lượng của trẻ.
– Ở tháng này, trẻ có sự phát triển về mặt giao tiếp rõ rệt. Trẻ đã bắt đầu nhận ra người thân xung quanh mình và luôn cảm thấy thoải mái với người thân hay những món đồ chơi yêu thích của mình. Mẹ có thể thấy biểu hiện sợ người lạ của trẻ với nhiều tình huống khôi hài.
– Trí nhớ của bé bắt đầu hoạt động khá tốt trong tuần này. Bé có thể nhận ra một số cái tên quen thuộc, những từ cơ bản như “không”, “đúng”, “bai bai” và một số âm thanh quen thuộc. Đây là một trong những bước đầu tiên trong quá trình phát triển khả năng nói của bé. Hãy cho bé làm quen với một số thói quen như nói với bé lời chào buổi sáng bằng một cụm từ quen thuộc mẹ nhé!
– Ở tháng này, những chiếc răng sữa đầu tiên đã bắt đầu có dấu hiệu mọc lên, vậy nên mẹ hãy kiểm tra lợi của bé để xem có gì khác thường không. Chiếc răng đầu tiên xuất hiện thường là răng cửa hàm dưới. Khi bé đã có 1, 2 chiếc răng, mẹ hãy chú ý chăm sóc vệ sinh răng cho bé bằng một chiếc khăn ướt mỗi ngày.
Một vài lời khuyên cho mẹ:
*/ Để giữ cho bé luôn khỏe mạnh vui tươi:
– Tháng này em bé của mẹ đã đến ngày tiêm mũi chủng ngừa thứ 3, nên mẹ hãy hẹn lịch tiêm phòng cho bé, hoặc tìm hiểu địa điểm có dịch vụ tiêm phòng miễn phí cho trẻ em. Sau khi bé tiêm phòng, hãy để bé được nghỉ ngơi yên tĩnh. Những phản ứng phụ sau khi tiêm phòng là khá hiếm hoi, nhưng em bé có thể sẽ hơi khó chịu, quấy khóc. Mẹ hãy thật bình tĩnh và ở bên cạnh bé những lúc này nhé!
– Thời điểm này, mẹ cũng có thể cho bé tham gia một số lớp học phát triển kỹ năng: như bơi lội hoặc gym nữa. Nếu không có thời gian hoặc điều kiện, mẹ cũng hay cho bé ra ngoài thật nhiều, gặp gỡ nhiều người để tránh bị nhút nhát khi gặp người lạ nhé. Tuy nhiên, mẹ cũng nên để ý thời tiết để tránh bị ốm nhé.
*/ Chăm sóc bản thân mẹ:
– Em bé đã ngủ nhiều hơn vào ban đêm, mẹ hãy tự thưởng cho mình những giấc ngủ trọn vẹn.
– Nếu bố có vẻ hơi sao nhãng trách nhiệm chăm sóc em bé, bạn hãy “kéo” anh ấy quay trở lại cùng chia sẻ công việc này. Mẹ sẽ rất dễ để bản thân mình ngập chìm trong việc chăm sóc con, mà quên mất rằng những người xung quanh cũng có thể cùng mẹ chăm bé rất giỏi.
Chúc các mẹ ngày càng trở nên nhiều năng lượng để nuôi dạy những em bé hạnh phúc và khỏe mạnh nhé!
Đọc thêm: Ti giả kết hợp đồ chơi cho bé: trợ thủ đắc lực của mẹ bỉm sữa!
Xin ấn thích và theo dõi tiếp