“Chán cơm thèm trà sữa”: Thanh niên 20 tuổi tắc ruột do khối bã thức ăn “siêu to khổng lồ”! Phải làm gì để ngăn ngừa tắc ruột?

Thanh niên 2 tuổi tắc ruột do khối bã thức ăn

Trà sữa là món thức uống khoái khẩu của giới trẻ, và đã làm mưa làm gió trong nhiều năm qua, khiến không ít người nghiện đến mức “chán cơm thèm trà sữa”. Nhưng việc nghiện trà sữa không chỉ gây nguy cơ thừa cân béo phì mà còn có những tác hại nghiêm trọng hơn đến sức khỏe.

Cẩn thận tắc ruột do bã thức ăn

Như thông tin báo Tuổi trẻ Thủ đô đưa trước đó về trường hợp một bệnh nhân tại Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) có dấu hiệu bán tắc ruột. Theo thông tin từ gia đình, bệnh nhân đau bụng cách đây khoảng 20 ngày và khoảng 6 ngày trở lại đây đau dữ dội, được người nhà đưa vào bệnh viện tuyến huyện.

Hình ảnh nội soi trước đó
Hình ảnh nội soi trước đó

Tuy nhiên, sau 5 ngày điều trị không đỡ, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tắc ruột do bã thức ăn. Người nhà bệnh nhân cho biết N.L. có thói quen ăn uống không khoa học, thường xuyên uống trà sữa, bỏ cơm. Các bác sĩ đã tiến hành mổ dạ dày, mở ruột lấy 2 khối bã thức ăn to trong dạ dày và ruột non.

Bác sĩ Trần Thanh Tùng – phó trưởng đơn vị ngoại – Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) – cho biết nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc của bệnh nhân sẽ rất cao. Bệnh nhân cũng có thể bị hoại tử ruột, suy đa tạng và gây nguy hại đến tính mạng.

Đọc thêm: Cảnh báo: 5 loại thức ăn thừa để qua đêm này tuyệt đối đừng đụng đến!

Bệnh nhân ở Phú Thọ bị tắc ruột, phải mổ dạ dày, mở ruột để lấy bã thức ăn. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên uống trà sữa, bỏ cơm - Ảnh: BV Phú Thọ cung cấp
Bệnh nhân ở Phú Thọ bị tắc ruột, phải mổ dạ dày, mở ruột để lấy bã thức ăn. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên uống trà sữa, bỏ cơm – Ảnh: BV Phú Thọ cung cấp
Hai khối bã thức ăn được lấy ra sau mổ dạ dày, mở ruột non - Ảnh: BV Phú Thọ cung cấp
Hai khối bã thức ăn được lấy ra sau mổ dạ dày, mở ruột non – Ảnh: BV Phú Thọ cung cấp

Tc rut có thể gây biến chứng nguy hiểm

Tắc ruột (còn gọi là nghẹt ruột) là bệnh lý do có sự ứ trệ lưu thông trong ống tiêu hóa, giống như cống nước lưu thông không được vì nghẹt rác. Khi bị tắc ruột, bệnh nhân có triệu chứng đau quặn bụng từng cơn, có khi đau liên tục kèm theo buồn nôn, nôn ói, bụng căng trướng và không đánh hơi hay đi cầu được.

Trong y khoa, tắc ruột được phân làm hai loại: tắc hoàn toàn và tắc không hoàn toàn. Nếu bệnh nhân bị tắc ruột hoàn toàn thì bắt buộc phải phẫu thuật cấp cứu ngay để giải phóng nơi bị tắc càng sớm càng tốt. Nếu tắc không hoàn toàn, trong một số trường hợp sự lưu thông trong ruột có thể tự thông thương lại được mà chưa cần phẫu thuật.

Tuy nhiên, bệnh nhân tắc ruột không hoàn toàn cần phải theo dõi sát tại bệnh viện, cho ngưng ăn uống, truyền dịch dinh dưỡng, nghỉ ngơi hoàn toàn để ruột “nghỉ giải lao, giảm stress”. Những bệnh nhân này sau đó cần được tầm soát tìm nguyên nhân gây tắc ruột không hoàn toàn để có hướng điều trị thích hợp, tránh tái phát về sau.

Ngoài ra, nếu trong quá trình theo dõi ruột không có dấu hiệu tự thông thương lại hoặc có biểu hiện bị biến chứng, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật ngay.

Cần lưu ý nếu tắc ruột hoàn toàn không được phẫu thuật, điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị biến chứng hoại tử ruột, thủng ruột, viêm màng bụng, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân rồi tử vong.

Phải làm gì để ngăn ngừa tắc ruột?

Các bác sĩ cho hay, tắc ruột non là một cấp cứu ngoại khoa, trong đó bã thức ăn là một trong những nguyên nhân hiếm gặp gây tắc ruột non. Bã thức ăn là một khối thức ăn không tiêu, tùy theo thành phần, bã này chia thành nhiều loại như: bã thức ăn thực vật, khối bã thức ăn động vật, khối lông tóc hoặc khối hỗn hợp nhiều loại.

Từ ca bệnh này, bác sĩ khuyến cáo người dân nên làm những việc sau để giữ sức khỏe.

– Ăn chín uống sôi.

– Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, ăn vặt.

– Hạn chế sử dụng nước ngọt, nước có ga, trà sữa…

– Tẩy giun theo định kì.

“Thời điểm ăn hoa quả không phù hợp cũng có thể làm tăng thêm nguy cơ hình thành bã thức ăn. Vì ăn khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ HCl cao, một số hoa quả có nhiều chất xơ, có nhiều nhựa, dễ bị kết tủa, làm kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn chắc. Cộng thêm thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây tắc ruột do bã thức ăn”, bác sĩ lưu ý.

Nguồn: Tuổi trẻ news

Đọc thêm: Bệnh viện Bạch Mai đã có 4 bệnh nhân qua đời vì nhiễm Whitmore, Phải phòng ngừa Whitmore như thế nào?

Xin ấn thích và theo dõi tiếp