Bệnh gout (gút) là hội chứng xảy ra do những rối loạn chuyển hóa purine. Đây là căn bệnh xương khớp nguy hiểm, rất nhiều người gặp phải. Sớm biết các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để có cách chữa kịp thời, hiệu quả là yếu tố cực kì quan trọng trong việc điều trị bệnh. Hãy cùng tham khảo những dấu hiệu dưới đây nhé.
1, Nguyên nhân gây bệnh gout
Bệnh gout xảy ra khi các acid uric trong máu tăng cao (trên 7mg% hay 416,5mol/l) dẫn đến tích tụ tinh thể muối urat trong dịch khớp hoặc ngoài khớp. Sự lắng đọng ở màng hoạt dịch gây nên những đợt tấn công của viêm khớp cấp và đồng thời làm suy giảm chức năng thận và các cơ quan khác.

Khi lượng axit uric trong cơ thể tăng quá nhanh và thận không kịp đào thải sẽ khiến chúng kết tinh thành tinh thể có hình kim sắc nhọn lắng đọng tại các khớp, gây viêm, sưng và đau dữ dội.
Ngoài ra, bệnh gout có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:
– Tiền sử trong gia đình có người bị bệnh gout.
– Thừa cân, béo phì.
– Mắc các bệnh về thận.
– Sử dụng quá nhiều rượu, bia, chất kích thích.
– Dùng thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu không theo chỉ định của bác sĩ.
– Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa purin – một hợp chất được phân hủy tạo thành axit uric khi vào cơ thể.
2, Những dấu hiệu giúp bạn sớm nhận ra mình bị bệnh gout
Dù khá dễ nhầm lẫn với dấu hiệu tình trạng các bệnh viêm khớp khác. Tuy nhiên, bạn cũng cần lắng nghe cơ thể mình, nếu như có những biểu hiện sau đây:
– Đau khớp dữ dội: Khi bị bệnh gút, bạn sẽ thấy có những cơn đau dữ dội tại khớp. Đau mạnh nhất trong vòng từ 4 – 12 giờ đầu tiên rồi giảm dần và hết sau khoảng 7 – 10 ngày.
– Cơn đau khớp dữ dội về đêm: Khác với các bệnh viêm khớp, đau do gút thường mạnh hơn về đêm và ảnh hưởng tới giấc ngủ của người bệnh.

– Da bị đỏ, ngứa và bong tróc: Khi bị bệnh gút, bạn sẽ thấy các khớp bị đỏ, trông giống như nhiễm trùng. Khớp có thể bị ngứa, da xung quanh bong tróc sau khi cơn đau gút thuyên giảm.
– Gặp khó khăn khi vận động: Khi gút tấn công, bạn sẽ khó vận động, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
– Cơn đau tái phát theo đợt: Gút sẽ hành hạ người bệnh theo từng đợt bất thường. Những đợt đau gút tái phát có thể cách nhau từ vài tháng tới vài năm tùy thuộc cách mà bạn kiểm soát bệnh.
– Sốt: Vì các triệu chứng diễn biến ở nhiều bộ phận trên cơ thể, nên người bệnh còn cảm thấy các triệu chứng khác như: Ớn lạnh, sốt nhẹ và chán ăn, sức khỏe kém.
3, Những phương pháp giảm thiểu những cơn đau do bệnh gout
– Giảm đau theo cách chườm đá lạnh:

Đây là phương pháp tạm thời khi gặp những cơn đau. Việc chườm đá giống như cách “đóng băng” và “tê liệt” cơn đau. Khi bắt đầu một cơn đau do gút, bạn sẽ vô cùng khó chịu. Để nhanh chóng giải tỏa, bạn có thể dùng một túi vải dày đựng đá và chườm lạnh để giảm nhẹ cảm giác này.
Tuy nhiên, ngay sau khi cảm thấy tốt hơn, hãy đảm bảo rằng bạn cần đến bác sỹ để khám và xin ý kiến về cách điều trị dứt điểm nhé.
– Giữ khớp luôn thông thoáng:
Nơi tốt nhất để không bị cơn đau gút tấn công là bạn nên nằm nghỉ ngơi trên giường. Hãy để các khớp được thư giãn, giữ cho phần khớp bị đau được thông thoáng và không phải “gánh” thêm bất cứ đồ vật nào. Trọng lượng của quần áo hoặc một số đồ trên giường đều có thể khiến bạn có cảm giác đau đớn hơn gấp nhiều lần.
– Điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ:
Cách đơn giản và hiệu quả là chúng ta có thể sử dụng thuốc để điều trị, chẳng hạn như việc lựa chọn các thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm nhẹ tình trạng đau đớn.
Nhưng hãy cẩn thận, cố gắng không sử dụng các loại thuốc tác động lên hormone và những loại thuốc có tác dụng phụ, để không làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh gút.
4, Những cách phòng ngừa bệnh gout tái phát
– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Cơn đau có thể tái phát và trầm trọng hơn do chế độ ăn nhiều protein động vật và rượu, do đó, bạn cần hạn chế ăn thịt và tránh uống rượu trong khi bị gout.
– Bổ sung đủ nước: Uống đủ nước rất quan trọng trong một cuộc tấn công bệnh gút. Điều này có thể giúp loại bỏ các tinh thể axit uric ra khỏi cơ thể bạn.
– Ngâm chân trước khi đi ngủ: Trước khi đi ngủ vào ban đêm, bạn có thể dùng một chậu nước ấm để ngâm bàn chân nóng trong khoảng 20 phút. Đây cũng là cách hiệu quả để giảm các triệu chứng đau đớn, đồng thời có thể thúc đẩy tinh thể acid uric được hòa tan, đào thải và giảm nhẹ các triệu chứng đau.

– Vận động các khớp thường xuyên: Như một cách tập luyện sự dẻo dai cho các khớp, việc vận động các khớp thường xuyên sẽ iúp thúc đẩy sự phân hủy của các tinh thể acid uric, cải thiện tình trạng đau của bạn.
Xin ấn thích và theo dõi tiếp