Trẻ sơ sinh hay ọc sữa có sao không? Phải chăm sóc trẻ như thế nào khi chúng bị ọc sữa?

Trẻ sơ sinh hay ọc sữa có sao không? Phải chăm sóc trẻ như thế nào khi chúng bị ọc sữa?

Trẻ đột ngột bị ọc sữa làm các bậc phụ huynh hết sức bối rối và lo lắng. Vậy làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa? Cùng Mamaclub tham khảo bài viết dưới đây ngay nhé!

Nguyên nhân ọc sữa ở trẻ sơ sinh

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh là sự tống xuất sữa từ dạ dày lên thực quản đến miệng và ra ngoài, nguyên nhân có thể do sinh lý hoặc do bệnh lý.

Do sinh lý:

  1. Đối với trẻ được khoảng 1 đến 2 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Khi bú, trẻ có thể nuốt theo hơi vào dạ dày gây no, sau đó nếu mẹ lại đặt nằm ở tư thế nghiêng thì trẻ dễ bị ọc sữa.
  2.  Mẹ cho bé bú sữa quá nhiều khiến cho dạ dày không kịp tiêu hóa khiến sữa bị trào ra ngoài cũng dẫn đến hiện tượng ọc sữa ở trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh hay ọc sữa có sao không? Phải chăm sóc trẻ như thế nào khi chúng bị ọc sữa?
Hình minh họa

Do bệnh lý:

Nếu trẻ có hiện tượng ọc sữa kèm theo một số dấu hiệu dưới đây thì mẹ cần lưu ý bởi rất có thể trẻ bị mắc phải một loại bệnh nào đó.

– Khi trẻ có biểu hiện ọc sữa liên tục mặc dù không bú cũng ọc, hoặc ói ra rồi bú, bú xong lại ói trở ra thì rất có thể trẻ bị các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng ,…

Trẻ sơ sinh hay ọc sữa có sao không? Phải chăm sóc trẻ như thế nào khi chúng bị ọc sữa?
Hình minh họa – Chứng trào ngược dạ dày trẻ

– Trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên thì có thể trẻ bị mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột, thường gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi.

– Ọc sữa ở trẻ sơ sinh kèm theo vặn mình, giật mình hay co giật, quấy khóc ban đêm có thể là do trẻ bị thiếu canxi.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa, phụ huynh cần bình tĩnh, tuyệt đối không bế thốc trẻ lên ngay, cần đặt bé nằm nghiêng sang bên để sữa trào ra ngoài qua khóe miệng, sau đó nhẹ nhàng lấy khăn lau miệng trẻ.  Làm như thế để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi hay vào vòi tai bé, sẽ dễ bị viêm tai giữa.

Trẻ sơ sinh hay ọc sữa có sao không? Phải chăm sóc trẻ như thế nào khi chúng bị ọc sữa?
Hình minh họa

Nếu trẻ ọc sữa qua mũi, lời khuyên của các bác sỹ là mẹ không nên dùng miệng trực tiếp hút sữa trong mũi bé mà cần dùng dụng cụ chuyên dụng để hút một cách nhẹ nhàng. Phụ huynh cần chú ý vệ sinh mũi bé bằng nước muối sinh lý, vệ sinh miệng trước, mũi sau.

Không nên cho bé ăn lại ngay lập tức vì bé còn hoảng sợ và dễ bị ọc sữa tiếp, chỉ nên đợi sau 30 phút mới cho trẻ ăn để bé bình tâm trở lại và tránh tình trạng ọc sữa tiếp.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa

  • Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, tăng số lần cho bú.
  • Sau khi ăn nên bế vác trẻ 10-15 phút. Chú ý không rung hay lắc trẻ.
  • Chế độ ăn đặc dần lên.
  • Sử dụng thuốc chống nôn.
  • Nếu chẩn đoán nôn do các dị tật bẩm sinh thường phải xử trí ngoại khoa.
  • Tư thế cho con bú tránh ọc sữa, nôn trớ
  • Tư thế cho bú đúng cách sẽ giúp trẻ ít bị ọc sữa, trớ sữa
  • Nếu tình trạng ọc sữa của trẻ không cải thiện sau khi đã điều trị hỗ trợ, chăm sóc đúng cách, thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa.
Trẻ sơ sinh hay ọc sữa có sao không? Phải chăm sóc trẻ như thế nào khi chúng bị ọc sữa?
Hình minh họa

Hy vọng bài viết này giúp các mẹ có thêm kiến thức để xử lý khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa. Các mẹ an tâm là đa số tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh là biểu hiện sinh lý thường gặp, tuy nhiên, bố mẹ cũng không được chủ quan mà nhớ luôn quan sát theo dõi các dấu hiệu bệnh lý đi kèm nếu có nhé! Chúc các bé mạnh khỏe, bú ngoan!

Đọc thêm: Bật mí ngay cách bảo quản sữa mẹ chuẩn nhất

Xin ấn thích và theo dõi tiếp