Nhiều người thường gặp phải hiện tượng hoa mắt chóng mặt, choáng váng, thậm chí mờ mắt, buồn nôn vào những lúc thay đổi tư thế, sau khi nằm hoặc ngồi trong một thời gian dài. Vậy nguyên nhân của hiện tượng hoa mắt chóng mặt khi đứng lên là gì, cách điều trị ra sao? Hãy cùng Mamacub tìm hiểu qua những thông tin dưới đây!
Nguyên nhân bị hoa mắt chóng mặt khi đứng lên
TS Phillip Low – giáo sư về thần kinh tại BV Mayo ở Minnesota – giải thích rằng: “Trái tim của chúng ta như một máy bơm, và khi bạn đứng lên đột ngột, lượng máu đi vào tim bị giảm. Điều này có thể gây giảm huyết áp tạm thời và phải mất một khoảng thời gian ngắn để các cơ chế điều chỉnh khởi động và phục hồi nó dần dần.”
Trong y tế, trường hợp này được gọi là hạ huyết áp tư thế đứng. Bạn rất dễ trải nghiệm triệu chứng trên nếu bị huyết áp thấp hoặc dùng thuốc huyết áp làm giãn mạch máu.
Thông thường, các mạch máu ở phần nửa trên của cơ thể sẽ co lại khi chúng ta đứng dậy, từ đó giúp huyết áp được ổn định. Nếu huyết áp tụt, người bệnh có thể gặp triệu chứng hoa mắt chóng mặt do tuần hoàn máu kém. Hiện tượng này thường chỉ xảy ra chớp nhoáng. Sau đó, cơ thể sẽ kịp lấy lại cảm giác thăng bằng, hết cảm thấy choáng váng khi đã kịp điều chỉnh.
Ngoài ra, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng như:
– Chất lượng máu kém
– Giảm thể tích máu (hệ quả của mất nước, mất máu)
– Giảm khả năng bơm máu của tim
– Trục trặc của hệ thống thần kinh tự chủ do các rối loạn hoặc do thuốc
– Quá trình lão hóa của tuổi tác: Tuổi cao các cơ quan hoạt động kém hiệu quả đi, các thụ thể cảm nhận huyết áp cũng giảm độ nhạy cảm và các mạch máu cũng trở nên xơ cứng hơn.
Hoa mắt chóng mặt khi đứng lên có nguy hiểm không?
Các chuyên gia nhận định rằng, hiện tượng hoa mắt chóng mặt khi đứng lên nếu chỉ diễn ra một vài lần thì không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu hiện tượng thường xuyên xuất hiện thì đây lại là một dấu hiệu xấu về sức khỏe đáng được lưu tâm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hạ huyết áp tư thế đứng – nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng hoa mắt chóng mặt khi đứng lên – làm tăng nguy cơ xuất hiện nhiều bệnh lý như tai biến mạch máu não, suy tim, parkinson…
Khắc phục tình trạng hoa mắt chóng mặt khi đứng lên
Khi gặp hiện tượng hoa mắt chóng mặt khi đứng lên, cách tốt nhất là bạn nên nằm và ngồi ngay xuống. Việc này vừa giúp hạn chế nguy cơ té ngã, vừa giúp máu dễ dàng lưu thông đến não để giảm đi các triệu chứng nhanh hơn. Tuy nhiên, về lâu dài, cần áp dụng các giải pháp mang tính bền vững hơn bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày:
– Vận động thể chất đều đặn mỗi ngày, tránh nằm/ngồi quá lâu, tránh thay đổi tư thế đột ngột.
– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu như thịt nạc, sữa, trứng, bí ngô, đậu tương, cải bó xôi, táo, lựu…
– Uống nhiều nước hơn.
– Nói chuyện với bác sĩ để kiểm tra lại các loại thuốc đang sử dụng, nếu hiện tượng hoa chóng mặt khi đứng lên là do tác dụng phụ của thuốc thì nên đổi sang loại thuốc khác phù hợp hơn.
Xin ấn thích và theo dõi tiếp