Buổi sáng sau khi thức giấc, bạn có khi nào cảm thấy đau hai bên má không? Khi ngáp, cằm đột nhiên phát ra những tiếng động của khớp như crac crac… và còn hơi đau nữa. Có thể bạn đã bị viêm khớp thái dương hàm đấy. Viêm khớp thái dương hàm là gì? Có nguy hiểm không? Cùng MamaClub tìm hiểu xem sao nhé!
Viêm khớp thái dương hàm là gì?
Khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất của phần sọ mặt, khớp bao gồm diện khớp của xương hàm dưới và diện khớp của xương thái dương cùng các thành phần khác như bao khớp, dây chằng khớp, đĩa khớp, mô sau đĩa.

Khớp thái dương hàm có vai trò giúp cho chúng ta thực hiện các động tác như nhai, nuốt, nói chuyện và các hoạt động khác của cơ miệng, hàm. Viêm khớp thái dương hàm hay còn gọi là rối loạn khớp hàm sẽ gây ra các triệu chứng đau nhức hàm khi nhai, nuốt, thậm chí nói chuyện.
Tần suất hoạt động của khớp thái dương lớn, nguyên nhân gây bệnh viêm khớp thái dương hàm nhiều vô số
Khớp thái dương hàm hoạt động khi ta thực hiện các động tác sinh hoạt hàng ngày như nhai, nuốt, nói chuyện, thậm chí là ngáp. Vào ban đêm có nhiều người thường nghiến răng khi ngủ, làm khớp hàm không có thời gian nghỉ ngơi. Lâu ngày sẽ hình thành các triệu chứng co thắt, đau nhức khớp, lúc đó khi bạn nhai thức ăn, uống nước hay thậm chí mở miệng đóng miệng đều có tiếng động, thì lúc ấy, bạn đã bị viêm khớp thái dương hàm rồi đấy!

Lý do làm bạn mắc bệnh viêm khớp thái dương hàm có rất nhiều, các bệnh liên quan đến cơ hàm như viêm nhiễm, bị thương, có khối u, bị phong thấp,v.v…Ngoài ra còn có những thói quen cuộc sống như: nghiến răng khi ngủ, thích ăn đồ cứng, hàm trên dưới không khớp, áp lực, thức khuya đều là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bệnh viêm khớp thái dương hàm.
Hơn 80% người mắc bệnh viêm khớp thái dương hàm đều được cải thiện
Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp thái dương hàm của bản thân rồi tìm cách chữa trị phù hợp. Nếu như nguyên nhân là vì bạn thích nhai đồ cứng thì bạn chỉ cần giảm thiểu ăn những thức ăn đó và uống thuốc điều trị là được. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do hàm trên và dưới của bạn không khớp nhau, bạn có thể tìm đến bác sĩ nha khoa để được tư vấn và cải thiện.

Để giảm đau khớp và đau các cơ, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc như: thuốc giảm đau Paracetamol, các thuốc NSAIDS như Meloxicam, Diclofenac, các thuốc kháng viêm corticod, thuốc giãn cơ Eperisone,… Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp vật lý trị liệu như chiếu tia hồng ngoại, xoa bóp cơ, chườm nóng để tăng hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên MamaClub cũng khuyên bạn rằng không nên tự ý điều trị cho bản thân, mà nên đi bệnh viện khám hẳn hoi để tìm ra nguyên nhân chính rõ ràng và khoa học nhé!
Xin ấn thích và theo dõi tiếp