Tiểu đường thai kỳ và những nguy cơ mẹ bầu cần biết!

tiểu đường thai kỳ 00

Trung bình ở Việt Nam, cứ 6 thai phụ thì có 1 người gặp phải nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Đây là căn bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà còn đe dọa rất lớn tới sự phát triển thai nhi. Hãy đọc thật kĩ những thông tin cần thiết để bảo vệ cho bản thân và phòng tránh mối nguy hại tới em bé của bạn!

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ), là căn bệnh phát triển khi mẹ bầu mang thai khoảng tuần thứ 24. Tình trạng rối loạn dung nạp glucose gây ra lượng đường trong máu cao. Căn bệnh này thường không có triệu chứng rõ ràng, nên khó nhận biết, tuy nhiên sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.

Tiểu đường thai kỳ gây hậu quả như thế nào?

Nếu bác sĩ chẩn đoán thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra sau đây:

*Đối với mẹ:

– Tăng huyết áp, cao huyết áp

– Khả năng bị tiền sản giật cao

– Dễ sinh non, sinh mổ

– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

– Lâu dài sau sinh, mẹ sẽ tăng cân, béo phì, khó lấy lại vóc dáng

*Đối với thai nhi:

– Tăng trưởng quá nhanh, thai quá to

– Hội chứng nguy kịch hô hấp

– Vàng da

– Tăng hồng cầu

– Dễ bị bệnh đường huyết

– Tử vong sau sinh, dị tật thai nhi

Đọc thêm: 7 tác nhân gây dị tật thai nhi mẹ bầu cần phải biết

dị tật thai nhi 1

Thai phụ nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm đối với những mẹ bầu có 1 trong những đặc điểm:

– Béo, thừa cân

– Mang thai khi đã ngoài 35. Phụ nữ tuổi càng cao thì nguy cơ tiểu đường thai kỳ càng lớn.

– Tiền sử gia đình có người đái tháo đường

– Đã từng sinh con nặng ≥ 3,6 kg

– Đã từng sẩy thai, thai chết lưu, sinh non, sinh con bị dị tật

– Mắc hội chứng buồng trứng đa nang

– Đã bị tiểu đường thai kỳ trong lần sinh trước

Dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ

Biểu hiện tiểu đường thai kỳ thường không rõ ràng nhưng các mẹ nên đi khám cẩn thận nếu:

– Bản thân luôn khát nước

– Thức đêm, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có kiến bâu

– Trên người có các vết thương, trầy, xước khó lành

– Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy

– Sụt cân nhanh, không rõ nguyên nhân

– Người lúc nào cũng mệt mỏi, thiếu năng lượng, suy yếu

Điều trị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý gì?

Tiểu đường thai kỳ tuy nguy hiểm nhưng có thể điều trị được. Để em bé sinh ra khỏe mạnh, các mẹ cần lựa chọn lối sống tích cực, khoa học, lành mạnh.

*Ăn uống:

– Mẹ nên tăng cường ăn thật nhiều chất xơ, rau củ, hoa quả, ngũ cốc, các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, …

– Nói không với đồ chiên rán, quán lề đường, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Tuyệt đối mẹ đừng bỏ bữa, nếu thấy ngán ăn hãy chia nhỏ bữa ăn hàng ngày.

– Tạm biệt các thực phẩm nhiều đường như trà sữa, bánh ngọt, các loại chè, thức uống có ga,…

*Vận động:

– Mỗi ngày mẹ hãy dành ra 30 phút thể dục sau bữa ăn, chú ý nhịp tim đừng vượt ngưỡng 140 lần/ phút.

– Mẹ chỉ nên chọn các bài tập cho vùng mông, lưng, không tác động vào bụng.

– Có thể đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga nhẹ nhàng giảm đau lưng, chuột rút ở mẹ, hỗ trợ phát triển thai nhi.

*Thăm khám bác sĩ:

– Kiểm tra thai định kỳ là cách tốt nhất để mẹ dễ dàng phòng tránh, đẩy lùi tiểu đường thai kỳ và các biến chứng không mong muốn.

– Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường xuyên để tầm soát đái tháo đường.

– Nếu thấy dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên đi khám chuyên khoa.

– Dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định và đơn thuốc của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Chúc mẹ có một quá trình mang thai vui vẻ, em bé sẽ an toàn lớn khôn nhé!

Đọc thêm: Dấu hiệu và những điều mẹ cần biết về bệnh tiểu đường thai kỳ

Xin ấn thích và theo dõi tiếp