Có một trường hợp 1 bé gái 6 tuổi có hiện tượng sốt, tiêu chảy, ói đã nhiều ngày do ăn thức ăn bị hư trong tủ lạnh. Sau khi làm các bước xét nghiệm cho cháu, bác sĩ phát hiện ra bé không chỉ bị mắc bệnh bạch cầu, viêm nhiễm cấp tính mà nước tiểu của bé còn có màu xanh lá, được cho là bị nhiễm virus viêm ruột SALMONELLA.
Được biết, do tủ lạnh nhà bị mất điện, phụ huynh vì không muốn lãng phí thức ăn nên đã cho bé ăn thức ăn để trong tủ lạnh đã bị hư. Không ngờ, virus Salmonella đã phát sinh trong thức ăn, cộng với sức đề kháng yếu của cô bé nên đã gây ra viêm nhiễm đường ruột. May mắn thay, bé được phát hiện và dẫn đi khám kịp thời, được tiêm kháng sinh, nhập viện theo dõi 3-4 ngày để xác định tình trạng sức khỏe.
Cảnh báo về nước tiểu màu xanh lá

Thông thường nước tiểu sẽ có màu vàng tùy vào cơ thể mà có màu đậm nhạt khác nhau, nhưng nước tiểu màu xanh lá có nghĩa là trong thức ăn có chứa phẩm màu hoặc cơ thể đang sử dụng thuốc đau dạ dày, thuốc chống trầm cảm hoặc bị viêm nhiễm đường ruột.
Khi khám xét, bác sĩ thường sẽ nghi ngờ khả năng xấu nhất, đó là bị nhiễm khuẩn Salmonella và nếu đúng là như vậy, người bệnh sẽ có các dấu hiệu đi kèm như: đi đại tiện ra sợi máu, phân màu xanh lá vân vân.
Đọc thêm: “Nhìn phân đoán bệnh” – Nhận biết sức khỏe con bạn qua màu phân
Ngộ độc thức ăn do virus Salmonella
Salmonellosis (bệnh gây ra bởi vi khuẩn Salmonella) là bệnh có thể truyền nhiễm từ thú sang người và ngược lại. Ngoài ra, sự lây nhiễm cũng thường xảy ra qua thực phẩm, đặc biệt là qua trứng, thịt và thực phẩm từ sữa. Trường hợp nhiễm khuẩn nhiều nhất thường xảy ra khi người bị nhiễm khuẩn Salmonella không rửa tay sau khi đi vệ sinh , tiếp đó bắt tay vào công đoạn chế biến thực phẩm. Khi đó người ăn sẽ đưa vi khuẩn vào miệng mà không biết rằng tai họa đang ập đến! Nhiệt độ để virus Salmonella sinh sôi là 35 độ C, nhất là trong hoàn cảnh nóng nực, oi bức.

Các triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn Salmonella
Triệu chứng có thể tiến triển từ 12 đến 72 tiếng sau khi nhiễm khuẩn. Các triệu chứng thường kéo dài trong vòng từ 4 đến 7 ngày và có thể bao gồm:
- Tiêu chảy
- Co thắt dạ dày
- Đau đầu
- Sốt
- Nôn mửa
- Mất nước (mất dịch cơ thể), đặc biệt ở trẻ sơ sinh và người già
Nhiễm khuẩn Salmonella có thể bị nặng ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Cách phòng tránh bị nhiễm khuẩn Salmonella

- Rửa sạch tay (với xà bông) sau khi đi vệ sinh, khi thay tã, khi chạm vào động vật và trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn.
- Chỉ mua và sử dụng các sản phẩm chế biến (bơ, sữa, xúc xích, thịt nguội, pa-tê…) của những nơi cung ứng đáng tin cậy, có điều kiện bảo quản tốt…
- Tách biệt giữa thực phẩm nấu chín và chưa nấu. Khi vận chuyển, bảo quản phải tách biệt trái cây và rau quả với thịt sống. Luôn bảo quản thức ăn chưa dùng trong tủ lạnh.
- Hạn chế ăn trứng sống và chưa nấu chín, hạn chế hoặc tránh món ăn có chứa trứng sống.
- Luộc chín kỹ các loại thịt, đặc biệt là thịt gà (tới khi thịt không còn đỏ hoặc màu hồng).
- Không dùng sữa hay các sản phẩm được làm từ sữa chưa được tiệt trùng.
- Không ăn trái cây và rau quả đã cắt sẵn và không được bảo quản lạnh.
- Bảo đảm an toàn thực phẩm, sau khi chế biến những món sống phải làm sạch các dụng cụ chế biến, bếp… bằng xà bông và nước hoặc dung dịch tẩy rửa.
- Không để các loài bò sát và lưỡng cư vào trong nhà có trẻ dưới 5 tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu
Đọc thêm: Cẩn thận vi khuẩn Vibrio khi ăn hải sản! Nếu bạn thích ăn hải sản sống thì phải biết những điều này
Xin ấn thích và theo dõi tiếp