Tổ đỉa có tên khoa học là Pompholyx hay dyshidrotic eczema. là bệnh viêm da, trong đó lòng bàn tay hoặc bàn chân xuất hiện mụn nước rất ngứa. Hiện tượng này thường kéo dài khoảng hai đến bốn tuần. Khi mụn nước vỡ, vùng bị viêm sẽ bắt đầu bong tróc, làm cho da khô và nứt nẻ. Bệnh này có khả năng tái phát sau khi điều trị, vậy nên người ta thường có câu “dai dẳng như tổ đỉa”.
Nguyên nhân:
1. Thời tiết: Thời tiết thay đổi từ xuân sang hè với không khí ẩm ướt, hanh khô cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
2. Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không hợp lý: thức khuya, thiếu ngủ, căng thẳng do rối loạn miễn dịch
3. Vệ sinh: thường xuyên vệ sinh tay chân bằng các chất gây kích ứng
4. Hóa chất: thợ làm tóc và thợ làm móng dễ bị mụn rộp do tiếp xúc với các thành phần có chứa niken, ngoài ra, một số người tiếp xúc với xi măng cũng dễ bị mắc bệnh này vì xi măng có chứa crôm và dễ gây dị ứng.
Theo lời khuyên của bác sĩ da liễu, khi bị tổ đỉa mọi người không được gãi, vì gãi có thể khiến mụn nước bị vỡ và dễ dàng gây nhiễm trùng, dễ tái phát lây lan, khó có thể điều trị dứt điểm.
Thường thì bệnh tổ đỉa phải mất ít nhất từ 1 đến 2 tuần để điều trị. Có thể dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi:
– Thuốc uống bao gồm steroid và thuốc kháng histamine.
– Các loại kem bôi steroid có thể làm giảm ngứa và kiểm soát tình trạng ngứa. Trong giai đoạn cấp tính, steroid có thể được dùng bằng đường uống trong một thời gian ngắn. Nếu da của bạn bị nhiễm trùng, thì bạn cũng sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác để điều trị nhiễm trùng. Ngoài ra, ngâm tay và chân trong nước mát hoặc chườm lạnh hai đến bốn lần một ngày, mỗi lần 15 phút có thể giúp giảm bớt sự khó chịu trên da.
Phòng tránh bệnh tổ đỉa
Cho dù áp dụng phương pháp điều trị nào bạn cũng nên chú ý phòng ngừa bệnh tổ đỉa trong cuộc sống hàng ngày bằng cách cách như:
1. Chọn quần áo rộng, thoáng mát với chất liệu cotton, tránh mặc quần áo có chất liệu dễ khiến da bạn bị ngứa (như áo len, áo len cao cổ, quần bó, vv).
2. Kiểm soát độ ẩm của da khi thay đổi mùa. Giữ ẩm cho da thường xuyên khi thời tiết chuyển sang khô và lạnh, và thoa kem dưỡng da sau khi tắm hoặc rửa tay.
3. Đối với những người có làn da nhạy cảm, không nên tắm nước quá nóng để tránh da quá khô.
4. Đối với những người bị dị ứng da, ngoài niken và crom đã đề cập ở trên, nếu có vật nuôi trong nhà, tiếp xúc với lông động vật cũng có thể gây ra bệnh tổ đỉa.
5. Đôi khi môi trường xung quanh dễ bị ra mồ hôi nên chú ý đeo găng tay để tránh kích ứng .
6. Khi có dấu hiệu bị dị ứng, cần thoa kem dưỡng ẩm, đặc biệt là sau khi rửa tay hoặc tắm. Rửa da thường xuyên giữ cho da sạch sẽ, giảm khả năng nhiễm trùng da. Hạn chế tắm trong 10 phút, tránh nước quá nóng và thoa kem dưỡng ẩm hoặc kem sau khi tắm sẽ giúp da không bị khô.
Nhiều người hay nhầm lẫn bệnh tổ đỉa và bệnh nấm nông ở chân (Athlete’s foot). Đây là dạng nhiễm trùng do các vi nấm kí sinh ảnh hưởng đến da chân và có thể lan sang móng chân hoặc đôi khi lan đến da tay.
Trong khi tổ đỉa thường phát triển chủ yếu ở bàn tay, trong đó khoảng 20% bệnh nhân sẽ xuất hiện mụn nước ở bàn chân. Nếu các triệu chứng xảy ra ở bàn chân, chúng thường xảy ra giữa lòng bàn chân, các cạnh của ngón chân và mặt sau của ngón chân đến gót chân, và chúng ít có khả năng phát triển giữa các đường nối ngón chân (thường xuất hiện ở vị trí này nếu bạn bị nấm nông ở chân).
Cuối cùng, nếu da bị ngứa hoặc viêm, bạn nên đến trực tiếp bệnh viện hoặc phòng khám để điều trị để tránh gãi hay làm trầy xước da và gây nhiễm trùng da. Quan trọng nhất là luôn giữ gìn vệ sinh da sạch sẽ. Hi vọng với bài viết này, bạn đã biết cách nhận biết cũng như phòng tránh và điều trị căn bệnh khó chịu này.
Đọc thêm: Mẹo trị bong tróc da tay, lưu ngay kẻo lỡ!
Xin ấn thích và theo dõi tiếp