Hôm nay phòng cấp cứu của bệnh viện vang lên tiếng khóc của một đứa bé, tiếng khóc ấy lớn đến nỗi truyền cả bệnh viện. Khi y tá đưa bệnh lý của đứa bé cho bác sĩ, thì trên đó ghi rằng chảy máu mũi không ngừng. Bác sĩ nghĩ trong lòng: “Chảy máu mũi thôi mà có cần khóc lớn vậy không?”, bèn bước đến phòng cấp cứu, thấy một cậu bé khoảng 5-6 tuổi, 2 lỗ mũi nhét khăn giấy, mặt mũi tèm lem máu.
“Cháu bị sao thế?” bác sĩ hỏi người mẹ.
“Thưa bác sĩ, cháu ở nhà cứ ngoáy mũi nên giờ bị chảy máu, cầm hoài không ngưng.” Mẹ bé trả lời. “Hồi nãy bé còn ói ra một ngụm máu nữa nên tôi lo quá liền dẫn nó đến bệnh viện.”
Bác sĩ bước đến xem xét tình hình cậu bé, chỉnh ngay đầu bé lại, dùng tay bóp 2 cánh mũi bé, sau đó lấy đá lạnh chườm lên. Không đến 5 phút, máu mũi ngừng chảy và bé lại vui vẻ đi về nhà với mẹ mình.
Bác sĩ nói rằng vì bé cầm máu sai cách nên máu mũi mới chảy hoài không ngừng. Sau đây là các lỗi sai mà mọi người thường hay mắc phải!
Sai lầm 1: Nằm ngửa (hoặc ngửa đầu về phía sau)
Máu sẽ thông qua đường mũi chảy xuống cổ họng hoặc đường hô hấp, dễ làm ta bị sặc hoặc lầm tưởng bản thân ói máu
Đọc thêm: Cha mẹ làm gì khi trẻ sơ sinh nghẹt mũi?
Cách xử lý đúng: Phần đầu không nên ngửa quá ra đằng sau hoặc trước, vì nếu hướng đầu quá nhiều về trước, máu sẽ tập trung tại nơi xuất huyết, làm máu chảy không ngưng. Nên để đầu theo bình thường là được!
Sai lầm 2: Nhét giấy vệ sinh vào lỗ mũi
Chúng ta thường cầm máu bằng cách đè trực tiếp lên nơi xuất huyết, dùng giấy vệ sinh có thể làm giảm bớt áp lực lên nơi xuất huyết, kéo dài khoảng thời gian cầm máu. Hơn nữa chúng ta có thói quen hay lấy giấy vệ sinh ra để kiểm tra còn chảy máu hay không, làm cho những cục máu đông tụ cũng bị lôi ra ngoài theo, làm máu chảy không ngừng, khó cầm máu được.
Cách xử lý đúng: Dùng tay trực tiếp áp lên nơi xuất huyết


Những cách xử lý đúng khác:
– Chườm đá: Dùng đá lạnh chườm quanh mũi, để huyết quản có thể nhanh chóng thu lại, ngừng chảy máu
– Không nên căng thẳng làm mạch huyết quản tăng hoạt động, chảy máu nhiều hơn.
– Không nên móc mũi thường xuyên.
Khi nào thì nên nhập viện?
- Khi bạn đã cầm máu theo cách trên đã 20 phút nhưng máu vẫn không ngừng chảy, thậm chí, mạch huyết quản bị vỡ thì nên cầu cứu bác sĩ ngay.
- Tuy đã cầm được máu nhưng hiện tượng chảy máu mũi xảy ra thường xuyên nên đi bệnh viện để bác sĩ kiểm tra xem có phải do nguyên nhân khác gây nên.
Đọc thêm: Đứa bé bị đũa đâm xuyên mũi, cảnh giác khi cho trẻ vừa ăn vừa chơi đùa!!
Xin ấn thích và theo dõi tiếp