Lưu ý khi làm đẹp cho bà bầu: trang điểm, uốn nhuộm, sơn móng tay như thế nào cho an toàn?

làm đẹp cho bà bầu

Bầu bí là giai đoạn cơ thể phụ nữ có rất nhiều sự thay đổi. Mẹ nào may mắn thì da ửng hồng tươi tắn rạng rỡ, nhưng đa số lại gặp rất nhiều các vấn đề về mụn, nhạy cảm, mẩn ngứa… Nhưng động đến mỹ phẩm thì rất nhiều ng lại rén tay vì không biết sản phẩm mình dùng có an toàn cho e bé ko, nên nhiều mẹ đành ngậm ngùi hi sinh sắc đẹp vì con cái.

Nhưng mà đó là cách giải quyết của bà mẹ kém hiểu biết nha, chỉ cần bỏ chút thời gian đọc bảng thành phần sau sản phẩm, là chúng ta có thể chọn ra những sản phẩm vừa tốt cho mẹ, vừa an toàn cho bé, để cho bà bầu vừa khỏe vừa xinh thì tinh thần mới hồ hởi chào đón bé con ra đời được chứ!

1. Dưỡng da

Quan điểm dưỡng da của của mình là cố gắng duy trì chu trình dưỡng da ổn định. Vì thế mình tuyệt đối tránh đổi hết toàn bộ sp dưỡng cùng 1 lúc.

Khi phát hiện mang bầu, nhiều người cẩn thận là đi lùng các dòng sp organic, tự nhiên và thay hết toàn bộ. Đương nhiên đồ organic đem lại cảm giác an toàn hơn khi sử dụng, tránh xa các hóa chất có hại, tuy nhiên việc thay toàn bộ sp dưỡng da 1 lúc rất dễ gây kích ứng da, và 1 khi đã kích ứng sẽ ko thể biết đc sp nào gây ra vì dùng 5 7 thứ mới 1 lúc. Bên cạnh đó, ko hẳn cái gì được quảng cáo là tự nhiên đã là tốt đâu nhé!

Cách tốt nhất là cẩn thận kiểm tra lại thành phần của các sản phẩm mình đang sử dụng và loại bỏ những sản phẩm có chứa các chất sau đây:

– Salicylic Acid (BHA, Salicylic acid, 3-hydroxypropionic acid, trethocanic acid and tropic acid) đây là tp có mặt nhiều trong các sp tẩy da chết hóa học, sữa rửa mặt, rất được ưa chuộng bởi khả năng chống lại mụn ẩn, mụn viêm.

– Retinoids (Vitamin A, retinoic acid, retinyl palmitate, retinaldehyde, adapalene, tretinoin, tazarotene and isotretinoin.) là ngôi sao sáng trong làng chống lão hóa nhưng lại có nguy cơ gây di tật thai nhi, TUYỆT ĐỐI TRÁNH!

– Benzoyl Peroxide: dùng để làm xẹp nốt mụn nhanh

– Hydroquinone, idrochinone and quinol/1-4 dihydroxy benzene/1-4 hydroxy benzene dùng để làm sáng vết thâm, nám.

– Paraben: methylparaben, ethylparaben, propylparaben and butylparaben. Chất bảo quản có mặt khá phổ biến trong mỹ phẩm. Ngay cả khi ko bầu thì cũng nên tránh, có bầu thì càng cần cẩn thận hơn

– Aluminum chloride hexahydrate thường có mặt trong các sp xịt khử mùi, lăn nách. (hôm qua viết bài xong vội nhớ ra mình chưa check lọ lăn nách, vội vàng ktra và đã phải cho em ấy nghỉ hưu ngay tức thì)

– Kem chống nắng hóa học : Avobenzone, homosalate, octisalate, octocrylene, oxybenzone, oxtinoxate, menthyl anthranilate and oxtocrylene.

– Thioglycolic acid (acetyl mercaptan, mercaptoacetate, mercaptoacetic acid and thiovanic acid): có mặt trong các sp tẩy lông

– Formaldehyde: Có trong các sp giúp tóc, móng tay chắc khỏe (quaternium-15, dimethyl-dimethyl (DMDM), hydantoin, imidazolidinyl urea, diazolidinyl urea, sodium hydroxymethylglycinate, and 2-bromo-2-nitropropane-1,3-diol (bromopol)

– Một số tinh dầu nguyên chất. Mặc dù là sản phẩm tự nhiên nhưng một số loại có những công dụng không mong muốn cho bà bầu. Tinh dầu nhài và cây xô thơm (clary sage) kích hoạt các cơn co thắt, dầu hương thảo (rosemary) có thể gây chảy mảu, tăng huyết áp…. Ngoài ra nên tránh húng quế, cây bách, hoa cúc xanh, long não, bạc hà vào cuối thai kì. Nếu trót dùng các sp có tinh chất dầu pha loãng rồi thì các mẹ cũng ko cần quá lo lắng đâu nha. Chỉ các dầu nguyên chất mới thực sự cần chú ý.

𝐃𝐮̛𝐨̛̃𝐧𝐠 𝐝𝐚 bà bầu

Đọc thêm: Gợi ý các bước chăm sóc da và các sản phẩm dưỡng da an toàn cho mẹ bầu!

Mẹ nào không quen đọc thành phần dưỡng da thì có thể đọc đến đây hơn hoảng hốt chút. Vậy thì có thể dùng trang này để tra cứu độ an toàn của sản phẩm nhé. Website đánh giá thành phần của hơn 70 nghìn sản phẩm theo thang điểm từ 1 (rất an toàn) đến 10 (độc hại): https://www.ewg.org/skindeep

Các thành phần nên dùng

– Thay vì tẩy da chết bằng BHA thì các mẹ có thể đổi qua dùng AHA (lactic) hoặc Glycolic Acid cũng là 1 dạng tdc hóa học rất hiệu quả

– Chuyển sang dùng các dòng kcn vật lý chứa titanium dioxide và zinc oxide.

– Hyaluronic acid cấp nước cho da

– Niacinamide, giúp giảm sưng tấy, giúp da bớt nhạy cảm

– Vitamin C serum, là một tp chống oxy hóa rất tốt, lành tính, giúp làm sáng da

– Để trị mụn thì là một vấn đề khá đau đầu, vì đa số các thành phần sáng giá nhất trong làng trị mụn đều không thân thiện với mẹ bầu chút nào, mà bầu bí lại là giai đoạn dễ bị mụn hành hạ do hoocmon thay đổi. Hiện nay có Azelaic acid được FDA phân loại B khi sử dụng cho bà bầu (thí nghiệm trên động vật không cho thấy tác hại đến thai nhi) có thể được dùng vào tam cá nguyệt thứ 2 và 3 nhưng vẫn cần tham khảo ý kiến bác sỹ nhé

– Các miếng dán chứa hydrocolloid giúp mụn khô cồi nhanh cũng an toàn trong việc trị mụn

– Các sản phẩm chứa tea tree oil (Dầu tràm trà) giúp giảm sưng tấy

Đọc thêm: Cách trị mụn và se khít lỗ chân lông bằng giấm táo cực đơn giản mà hiệu quả bất ngờ

trị mụn

2. Trang điểm

Nhiều mẹ cẩn thận quá còn nghỉ luôn cả trang điểm. Nhưng thực ra trang điểm thậm chí còn an toàn hơn cả dưỡng da đó! Bởi về bản chất, đồ dưỡng da được nghiên cứu sao cho sản phẩm thẩm thấu vào sâu bên trong, đưa hoạt chất vào lớp trong của da, còn đồ trang điểm lại được công thức để có thể giữ vững ở bề mặt, thẩm thấu cực kì vào bên trong.

Vì thế nên các loại kẻ mắt, mascara, phấn bột, kẻ mày đều an toàn vì chúng chỉ bám hoàn toàn trên bề mặt da hoặc lông thôi

Các dạng kem, liquid có khả năng ngấm vào da nhiều hơn thì chúng ta chủ yếu vẫn chỉ cần ktra thành phần và cần tránh các dạng kcn hóa học. Hoặc 1 số loại kem nền dành cho da mụn, da lão hóa (Thg chưa salicylic hay retinoid)

3. Sơn móng tay

Nhìn chung lượng sơn móng tay chúng ta sử dụng quá ít để gây ra tác hại gì tới thai nhi. Sơn móng tay ảnh hưởng nhiều qua đường hô hấp hơn là thẩm thấu qua da và móng tay. Những người làm thợ nails, tiếp xúc nhiều với sơn móng tay cần hết sức chú ý và hạn chế trong thời gian mang bầu nếu có thể. Còn người sử dụng thông thường thì ko cần quá lo lắng.

Nói kĩ về thành phần trong sơn móng tay thì tuyệt đối tránh sp chứa MMA (methyl methacrylate liquid monomer). Thành phần này hiện đã cấm tại Mỹ rồi nhá, ngoài ra tránh toluene, dibutyl phthalate, or DBP, Formaldehyde (giúp làm cứng móng tay). Các brand lớn như OPI, Sally Hansen and Essie đều an toàn hết nè, các mẹ yên tâm tô vẽ, nhưng ở VN ra hàng làm mà không chắc thì tốt nhất là cứ không dùng nha.

bà bầu sơn móng

Thỉnh thoảng lồng lộn tí thì không sao nhưng cũng không nên liều mình thường xuyên quá nhen!

𝟒. 𝐍𝐡𝐮𝐨̣̂𝐦 𝐮𝐨̂́𝐧 𝐭𝐨́𝐜

Để an toàn thì các mẹ nên đợi đến tam cá nguyệt thứ 2, 3 rồi hẵng đi làm tóc nhé. Không có quá nhiều nghiên cứu về thuốc nhuộm tóc trên bà bầu nhưng một số ít đã thực hiện thì cho thấy rằng hóa chất trong thuốc nhuộm tóc không độc hại tới thai nhi. Bên cạnh đó thì không có quá nhiều hóa chất thẩm thấu vào da trong quá trình làm tóc và đương nhiên là càng ít hóa chất có thể qua đường máu truyền tới thai nhi cũng như vào sữa mẹ.

Để an toàn hơn thì các mẹ nên chọn các kiểu nhuộm, làm tóc mà ít phải chạm vào da đầu, tránh hóa chất ngấm vào da. Thợ lành nghề, tay nghề cao cũng giúp tránh cho hóa chất tiếp xúc nhiều vào da đầu đó. Nên lựa chọn kiểu nhuộm highlights, lowlights, frosting và streaking, ombre vẫn sang chảnh mà yên tâm hơn nè

Dùng các sản phẩm không chứa ammonia, peroxide. Các mẹ có thể thử các loại nhuộm tạm thời ( semi permanent) (bay màu sau 6-12 lần gội). Những loại này ko chứa bất kỳ amoniac hoặc peroxide, nên chúng ko thay đổi chất tóc, mà chỉ thay đổi sắc độ của màu hiện có bằng cách thêm màu sắc trên bề mặt tóc mà thôi. Muốn chơi các màu sáng cũng dễ mà ít làm tổn thương tóc

Sắp tết rồi, mùa ăn diện đẹp xinh lồng lộn đã tới, Chúc các mẹ bầu bí giữ vững phong độ đẹp xinh cả Tết và cả năm mới nhé. Đừng vì bầu bí mà chịu xấu xí rồi buồn bã tủi thân thì còn hại hơn nhiều đó. Bầu là phải vui phải khỏe phải xinh nha!

Bài viết】được chia sẻ bởi【Mymyeveryday

Đọc thêm: Gối bầu có 7 cách dùng phù hợp với các giai đoạn tam cá nguyệt cho đến thời kỳ cho con bú, mẹ ngủ ngon thì con mới khỏe mạnh!

Xin ấn thích và theo dõi tiếp