Cúm là căn bệnh mà gần như ai cũng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Vi-rút cúm có thể lây lan dễ dàng từ người này sang người khác. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO hàng năm có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em bị nhiễm cúm. Mỗi khi bị cúm mọi người thường xuất hiện các triệu chứng khó chịu và thường truyền tai nhau các cách để phòng ngừa và trị bệnh. Tuy nhiên có không phải nhận định hay lời khuyên nào về căn bệnh này cũng là chính xác. Dưới đây là 7 lầm tưởng về cảm lạnh và cúm phổ biến nhất!
1. Bạn có thể ngăn ngừa cảm lạnh và cúm bằng cách rửa tay thường xuyên hơn
Rửa tay thường xuyên và giữ tay sạch sẽ đúng là việc cần thiết và nên làm, nhưng điều này không có nghĩa là rửa tay thường xuyên giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh cúm. Tuy nhiên nếu như trong nhà hay trong phòng làm việc có người bị cúm thì bạn nên rửa tay thường xuyên và tránh dùng chung vật dụng với người bị cúm để tránh nguy cơ bị lây nhé!
Trên thực tế vi-rút cúm có thể tồn tại trên bề mặt 8 giờ vì thế nếu ở chung không gian với người bị cúm bạn cũng nên chạm tay lên mặt và giữ khoảng cách ít nhất 1,8m với người bị cảm vì khi họ hắt hơi, những giọt nước bọt nhỏ bị nhiễm vi-rút có thể truyền qua không khí và văng vào bạn, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
2. Dễ bị cảm cúm hơn vào mùa lạnh
Giống như hầu hết các vi rút khác, vi-rút cúm hoạt động quanh năm, chính vì thế bạn cũng có thể bị cúm vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên đúng là mùa lạnh là thời gian dễ bị cảm cúm hơn vì lúc này mọi người có xu hướng tụ tập trong không gian kín, thông gió kém vì thế nếu có một người bị cúm sẽ rất dễ lây cho mọi người xung quanh. Ngoài ra bản thân virus cúm có khả năng sống sót lâu hơn trong thời tiết lạnh so với thời tiết ấm áp, vì nhiệt độ cao có khả năng phá hủy lớp phủ bảo vệ của virus nhanh hơn, giảm thời gian sống sót của virus trên bề mặt. Tất cả điều này làm cho những tháng lạnh trở nên tối ưu cho sự lây lan của vi-rút cúm, đó chính xác là lý do tại sao chúng ta thường gọi thời điểm này là mùa cúm.
Đọc thêm: Áp dụng quy tắc “4 ấm 1 lạnh” bé sẽ vượt qua mùa đông khỏe mạnh – không nhiễm lạnh
3. Súp gà sẽ giúp bạn khỏi cảm lạnh và cảm cúm nhanh hơn
Quả thực là súp gà hay cháo gà có chứa rất nhiều dinh dưỡng bồi bổ cho cơ thể nhưng không phải cứ bị cảm cúm hay cảm lạnh ăn súp gà sẽ khỏi nhanh hơn. Trên thực tế khi bị cảm cúm các đồ uống hay canh nóng đều có tác dụng làm cơ thể dễ chịu hơn, làm dịu cơn đau họng. Nước ép hay sinh tố cũng rất tốt cho cơ thể khi bị ốm.
4. Nếu các triệu chứng của bạn kéo dài hơn một vài ngày hoặc bạn bị sốt cao, bạn nên dùng thuốc kháng sinh
Nếu bạn cảm thấy các triệu chứng cảm cúm hoặc cảm lạnh kéo dài hơn một tuần hoặc bạn đang bị sốt cao sau khi đã uống các loại thuốc cảm cúm thông thường thì nên đi khám bác sĩ. Không nên tự uống thuốc kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ, ngoài ra trong nhiều trường hợp không nên uống kháng sinh thì thay vì giúp hồi phục nhanh chúng sẽ càng hại cơ thể hơn, cũng có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy, các vấn đề tiêu hóa, buồn nôn và nhiễm nấm.
5. Đổ mồ hôi sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn
Chúng ta vẫn thường nghe thấy mọi người bảo đổ mồ hôi sẽ giúp khỏi cúm nhanh hơn. Điều này là hoàn toàn không có căn cứ bởi lẽ việc đổ mồ hôi nhiều có thể thực sự gây mất nước và không hề giúp đẩy lùi cơn cảm cúm.
6. Cảm cúm với cảm lạnh là một
Mọi người thường nhầm lẫn cảm cúm và cảm lạnh là giống nhau vì có những triệu chứng rất chung như sổ mũi, đau họng, sốt, hắt hơi và ho. Tuy nhiên, hai tình trạng này gây ra bởi hai chủng vi-rút khác nhau. Trên thực tế cảm cúm nguy hiểm hơn nhiều, và đôi khi thậm chí đe dọa đến tính mạng. Chỉ riêng ở Mỹ có tới 36 nghìn người chết vì cúm mỗi năm và khoảng 200 nghìn người phải nhập viện. Rủi ro đặc biệt cao đối với những người bị suy giảm miễn dịch, trẻ em, người cao niên.
7. Không mặc quần áo ấm hoặc đi ra ngoài với mái tóc ướt được đảm bảo gây cảm lạnh
Bạn chắc chắn đã nghe thấy điều này từ mẹ của mình cũng như chính bạn cũng hay nói với mọi người như vậy, nhưng trên thực tế thì không khí lạnh không gây ra cảm cúm, bạn phải tiếp xúc với vi-rút cúm mới có thể bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, sự thật là sự tăng vọt đột ngột của nhiệt độ có thể khiến hệ thống miễn dịch của bạn dễ bị nhiễm trùng hơn, vì vậy việc giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định và mặc quần áo phù hợp với thời tiết là điều nên làm.
Ngoài ra việc đeo khẩu trang khi ra đường cũng là việc bị nhiều người quên lãng. Khi hiện nay chỉ số không khí thường rơi vào khoảng đáng báo động. Việc đeo khẩu trang không chỉ để giữ ấm mà còn để bảo vệ bản thân khỏi sự tấn công của virus gây cúm cũng như bụi mịn PM2.5.
Thế nhưng khẩu trang thông thường chỉ dừng lại ở ngưỡng cản visrus gây bệnh, nên nhiều người sẽ ưu tiên chọn mua khẩu trang chống bụi mịn PM2.5 vừa bảo vệ sức khỏe trong mùa cảm cúm vừa tránh tác hại của bụi mịn.
:dc MASK là một trong những sản phẩm tâm đắc nhất của công ty vật liệu kỹ thuật Dacian (Dacian Technology Material Co., Ltd) có trụ sở tại Thành phố Đài Trung, Đài Loan. Cấu trúc và nguyên lý lọc bụi của :dc MASK gồm có 3 lớp: lớp lót bên ngoài, lớp lót bên trong và màng lọc :dc ở giữa. Lớp lót bên ngoài là vật liệu PP (Polypropylen) là một loại sợi tổng hợp không dệt và lớp lót bên trong là vật liệu không dệt ES có độ đàn hồi tốt, cảm ứng mềm mại, tính thấm tốt và sức cản gió cực thấp.
Lớp vật liệu quan trọng nhất là lớp màng lọc :dc, là loại màng lọc nano có 85% đến 90% cấu trúc rỗng, không thấm nước, không thấm dầu giúp loại bỏ các hạt bụi có kích thước nano, ngăn chặn khói bụi chứa dầu, hít thở thông thoáng và giặt được.
Giá tham khảo: 120.000đ/ cái.
#Shop bán khẩu trang chống bụi mịn PM2.5 :dc mask: http://bit.ly/2MRo2vG
#Hoặc bạn có thể mua trên Shopee: http://bit.ly/33oyOQG
Cuối cùng thì quan trọng vẫn là duy trì một chế độ ăn uống và lịch sinh hoạt khỏe mạnh để tránh bị cảm cúm hay cảm lạnh. Việc lười vận động, sống bừa bộn, stress thiếu ngủ…sẽ dẫn đến một cơ thể với khả năng miễn dịch kém và dễ dàng bị mắc bệnh khi tiếp xúc với virus cúm. Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là quan trọng nhất các bạn nhé!
Xin ấn thích và theo dõi tiếp