Alzheimer đang tấn công cả người trẻ – Chấn chỉnh ngay thói quen sống ngay nếu không muốn thoái hoá não vĩnh viễn!

Khi não bộ thoái khóa không thể hồi phục, bệnh nhân sẽ dần sa sút trí tuệ, mất ký ức, thậm chí không thể sinh hoạt hay giao tiếp bình thường. Đáng buồn thay, nếu trước đây ta thường chỉ thấy người già mới mắc Alzheimer, thì những năm gần đây căn bệnh này tấn công cả người trẻ, thậm chí ở độ tuổi ngoài 20. Nguyên nhân chính là do môi trường sống và áp lực công việc. Vì vậy, nếu bạn không muốn là nạn nhân của Alzheimer, thì hãy lập tức điều chỉnh cách sinh hoạt của bản thân để phòng tránh căn bệnh khủng khiếp này.

Alzheimer đang tấn công cả người trẻ - Chấn chỉnh ngay thói quen sống ngay nếu không muốn thoái hoá não vĩnh viễn!
Ảnh minh họa

Từ độ tuổi 25, mỗi ngày sẽ có khoảng 3000 tế bào não bị chết, và không đủ tế bào mới được sản sinh để thay thế. Vì thế, các tế bào thần kinh sẽ dần thoái hóa, ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh, lúc này các triệu chứng giảm trí nhớ, đãng trí sẽ xuất hiện.

PGS.TS Nguyễn Thi Hùng, Phó Chủ tịch Hội Thần kinh học TP. HCM cho biết cứ có 100 người trẻ đi khám bệnh, thì lại có khoảng 20 người gặp vấn đề về suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, theo khảo sát tại Australia năm 2014, có tới gần 25.000 công dân trẻ ở nước này bị hội chứng đãng trí. Từ đó Hiệp hội Alzheimer Australia đã cảnh báo rằng chúng ta cần cảnh giác với bệnh này từ tuổi 35.

Bệnh Alzheimer biểu hiện như thế nào?

1. Những trở ngại tưởng như vặt vãnh:

Hay quên nơi cất chìa khóa, vé xe, ví hay điện thoại… có thể chỉ đơn giản vì bạn lơ đãng, nhưng nếu thường xuyên quên mất các sự kiện gần đây, hoặc các thông tin mới, thì hãy cảnh giác với nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer.

Một trong những dấu hiệu sớm hay gặp nhất là mất phương hướng. Bỗng nhiên trong một chốc lát bạn quên mất mình đang sống ở năm bao nhiêu tháng mấy, hoặc gặp khó khăn trong việc xác định vị trí hiện tại. Đừng coi thường những triệu chứng này.

Các hoạt động vốn đã trở thành thói quen cả đời của bạn bỗng nhiên trở nên khó khăn như: đánh răng, điều khiển máy lạnh, hoặc chuẩn bị một bữa ăn…

Nhiều người hay tự giễu mình “não cá vàng” khi vừa rời tay đặt túi xách xuống nơi quen thuộc thì đã quên béng mất nó ở đâu, mở tủ lạnh ra rồi đứng ngẩn người không nhớ mình định lấy cái gì, hoặc đã đội mũ bảo hiểm lên rồi nhưng cứ cuống cuồng đi tìm mũ… Kể chuyện thì nghe buồn cười vậy thôi, nhưng đừng chủ quan, nếu quá thường xuyên gặp vấn đề này, bạn nên cân nhắc việc đi khám.

2. Giao tiếp, làm việc theo kế hoạch không còn suôn sẻ:

Người bị Alzheimer có thể khiến đối phương cảm thấy phiền khi cứ nói lặp đi lặp lại một vấn đề mà không hề biết. Có thể bạn đã từng thấy dấu hiệu này khi trò chuyện với các cụ già. Nếu bạn còn trẻ mà cũng có dấu hiệu này thì hãy cảnh giác.

Thường xuyên quên mất các cuộc hẹn quan trọng, lịch làm việc, họp hành… cũng là biểu hiện thường gặp ở những người bị suy giảm trí nhớ, bị đãng trí hoặc thậm chí là Alzheimer.

Khi bị bệnh, những kế hoạch hay chỉ dẫn sẽ trở nên khó thực hiện hơn rất nhiều, dù chỉ là một công thức nấu ăn hay một thời gian biểu đơn giản.

Đọc thêm: Cảm giác cô đơn gây hại hơn cả việc hút thuốc mắc bệnh béo phì, nó có thể làm bạn bị mất trí

Alzheimer đang tấn công cả người trẻ - Chấn chỉnh ngay thói quen sống ngay nếu không muốn thoái hoá não vĩnh viễn!
Ảnh minh họa

3. Các dấu hiệu rõ ràng hơn khi bệnh trở nặng:

Chúng ta không phải là máy, và việc nhầm lẫn tiền nong là chuyện thường. Nhưng nếu bạn cứ loay hoay mãi với việc phải trả một số tiền, hay cộng trừ những phép tính đơn giản, thì rất đáng lo đấy.

Bệnh nhân Alzheimer ban có thể khi gặp vấn đề với phối hợp động tác, ví dụ như viết hay lái xe chẳng hạn.

Xu hướng cất giữ không đúng chỗ những vật dụng hàng ngày cũng là một dấu hiệu. Ví dụ, bạn có thể cho bát đĩa bẩn vào máy giặt hoặc quần áo bẩn vào tủ lạnh. Sau đó lại cảm giác như mình suốt ngày bị mất đồ.

Giảm thị lực liên quan đến tuổi và nhu cầu đeo kính là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, Hội Alzheimer cảnh báo mất khả năng đọc, phán đoán khoảng cách và nhận ra màu sắc là không bình thường.

Vì sao người trẻ lại mắc Alzheimer?

Có thể thấy cũng như nhiều chứng bệnh khác, việc người trẻ bị Alzheimer ngày càng tăng cao đến từ môi trường sống, áp lực công việc và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh. Hãy điểm danh lại các nguyên nhân này để đi tìm giải pháp bảo vệ bản thân khỏi Alzheimer:

  • Những áp lực tinh thần: như công việc, học hành, kinh tế… khiến não luôn trong tình trạng căng thẳng, quá tải thông tin, mệt mỏi, khó tập trung.
  • Ít vận động: Khiến tăng cao nguy cơ béo phì, suy yếu hệ tuần hoàn dẫn máu lên não.
  • Lạm dụng thuốc: những loại thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm… có thể giúp bạn một thời gian đầu, nhưng lâu dài sẽ khiến não bộ hoạt động kém đi
  • Sử dụng chất kích thích: nguyên nhân này là quá hiển nhiên, lạm dụng rượu bia thuốc lá chắc chắn sẽ gây suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng não bộ.
  • Yếu tố di truyền: theo thống kê, nếu trong gia đình có người từng mắc Alzheimer, thì các thế hệ sau cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
  • Các nguyên nhân khác: là hậu quả của các bệnh như viêm não, viêm màng não do vi khuẩn, sốt rét ác tính thể não, giang mai não… hoặc di chứng từ các chấn thương vùng đầu, não.
Alzheimer đang tấn công cả người trẻ - Chấn chỉnh ngay thói quen sống ngay nếu không muốn thoái hoá não vĩnh viễn!
Ảnh minh họa

Làm gì để thoát khỏi sự đe dọa của Alzheimer?

Alzheimer không có thuốc chữa. Một khi đã mắc thì không thể hồi phục. Vì vậy ngay từ khi còn trẻ, chúng ta cần bảo vệ bản thân bằng một chế độ sinh hoạt hợp lý, đừng “tàn phá” sức khỏe và trí tuệ của mình với những áp lực không đáng có hoặc những thói quen không lành mạnh.

Ngủ: Bố trí thời gian hợp lý và đầy đủ cho việc ngủ, nghỉ và thư giãn. Tránh thức khuya. Nếu bạn thiếu ngủ, các tế bào não sẽ không được nghỉ ngơi và tốc độ thoái hóa sẽ nhanh chóng hơn nhiều

Ăn uống: Hạn chế tối đa đồ ăn nhanh, chế biến sẵn hoặc chất kích thích. Hãy ăn nhiều thực phẩm giàu sắt, đạm và nguyên tố vi lượng để giúp kìm hãm quá trình thoái hóa não. Tăng cường bổ sung Vitamin C, kẽm, axit béo Omega-3.

– Làm việc: Tránh làm việc quá tải – thói quen này là một trong những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến não. Hạn chế ôm quá nhiều việc cùng lúc sẽ khiến trí não xao nhãng và mất tập trung, lâu dần cũng gây suy giảm trí nhớ

Vận động thể chất: Thường xuyên tập thể dục thể thao. Hãy lựa chọn một môn vận động để gắn bó lâu dài, bạn sẽ thấy khỏe mạnh và hạnh phúc hơn rất nhiều.

Rèn luyện trí tuệ: đọc sách báo, chăm chỉ ghi chép, tăng cường giao tiếp xã hội, chơi trò chơi trí tuệ như giải ô chữ… cũng là một cách “tập thể dục” cho não bộ. Tăng cường đọc sách, học ngoại ngữ hoặc học bất kỳ lĩnh vực mới nào cũng khiến trí não phát triển và hạn chế sa sút trí tuệ hiệu quả.

Đọc thêm: Ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ! Bổ sung DHA có tác dụng không?

Xin ấn thích và theo dõi tiếp