Nhiều người rất thích ăn hải sản nhưng theo Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm và Cục Nông-Lâm-Ngư nghiệp kiểm định cho biết, những loài cá lớn ở biển mặn thường mang trong mình chất Methylmercury- chất kim loại nặng có nồng độ cao, gây ảnh hưởng đến việc phát triển thần kinh và não bộ trẻ em. Vì vậy, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm đã hướng dẫn ta cách ăn cá đúng cách, đặc biệt là cá ngừ, cá kiếm, cá dầu, cá mập và những loại cá lớn thuộc biển mặn khác, để ngăn ngừa tình trạng nguy hại đến sự phát triển não bộ ở trẻ em.
4 loại cá nên ít ăn, thay việc ăn những con cá lớn thành cá nhỏ
Năm 2010,Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cùng nhau tổ chức buổi thảo luận giữa các chuyên gia về lợi ích và mối nguy hại giữa việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ cá, sau cùng thì họ đưa ra kết luận và một số kiến nghị cho các quốc gia thuộc thành viên của tổ chức Quốc tế để các thành viên có thể từng bước phán đoán và kiểm sát chặt chẽ về vấn đề trên, bảo vệ cho sức khỏe an toàn của người dân trong nước.
WHO công bố, phụ nữ có thai và đang cho con bú mỗi tuần nên hấp thụ ít nhất 7-9 phần thịt cá (mỗi phần ~35gram), trẻ em từ 1-3 tuổi nên hấp thụ ít nhất mỗi tuần 2 phần (70gram), trẻ em 4-6 tuổi nên hấp thụ ít nhất mỗi tuần 3 phần thịt cá.
Nhưng tránh cá ngừ, cá kiếm, cá dầu, cá mập. Nếu có, phụ nữ có thai và đang cho con bú mỗi tuần chỉ nên hấp thụ 1-2 phần (35-70gram), trẻ em dưới 6 tuổi không nên hấp thụ quá 1 phần (35gram) một tuần.
Lời khuyên cho bạn: Nếu muốn ăn thịt cá hãy chọn những con cá nhỏ thay cho những con to , chẳng hạn như cá thu,cá sòng,cá thu đao,cá chim,cá rô, chất kim loại nặng sẽ thấp hơn so với các loại khác. Ngoài ra, nội tạng của cá tích tụ rất nhiều chất kim loại nặng nên loại bỏ sạch sẽ nội tạng cá trước khi ăn.
Cá có rất nhiều loại axit béo lành mạnh
Cá và hải sản là tập hợp thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao, ít gây độc hại và có thể ngăn ngừa bệnh tật. Nó là nguồn năng lượng, cung cấp protein, axit béo lành mạnh, vitamin ( D, A, E, B1, B2, B3, B6, B12, các vitamin hòa tan chất béo trong nội tạng), các khoáng chất như Canxi, Sắt, Kẽm…
Khác với chất béo bão hòa từ các loại gia súc , sở dĩ loài cá có giá trị dinh dưỡng cao là vì nó có chuỗi axit béo dài không bão hòa N-3(n-3-PUFA), tức Omega-3, bao gồm cả EPA và DHA có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phát triển cơ thể và ngăn ngừa bệnh tật.
Ngoài ra, cá và hải sản còn có hàm lượng protein phong phú và dễ tiêu hóa. Thịt cá còn có lượng amino acid cao gấp nhiều lần sữa, trứng và thịt,và các chất dinh dưỡng khác như Free amino acid, Histidine, Taurine ,Anserine, Carnosine, Nucleotides và Creatine.
Thịt cá gồm có thành phần dinh dưỡng quan trọng Omega-3
Omega-3 là hợp chất quan trọng của tế bào mô, DHA ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh đặc biệt là não bộ của trẻ em dưới 2 tuổi, phát triển mô thị giác, khả năng nhận thức…Vì vây, phụ nữ mang thai nếu hấp thụ đầy đủ chất Omega-3, sẽ hỗ trợ cho việc phát triển hệ thần kinh não bộ, thị giác và nhận thức của đứa bé.
Omega-3 còn có thể hỗ trợ cho việc ngăn ngừa các bệnh về tim và mạch máu (đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim cấp tính), giúp cải thiện nồng độ Triglyceride, giảm thiểu nguy cơ đông cứng huyết quản. Thịt cá còn có hàm lượng chất Taurine,Choline,Selen, Vitamin B12, Vitamin D, Zinc, đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu các bệnh về tim mạch vành.
Mặc dù có rất ít nghiên cứu hiển thị về việc dầu cá có thể ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ngực…nhưng các bệnh nhân khi tiếp nhận điều trị ung thư, bổ sung thêm dầu cá, kiểm nghiệm lâm sàng cho thấy dầu cá giúp giảm thiểu việc viêm nhiễm do ung thư gây ra và làm giảm tác dụng phụ của việc hóa trị, giảm bớt việc hao hụt protein trong cơ thể.
Đối với các bệnh Tự miễn dịch như Bệnh Crohn, Viêm loét đại tràng,Viêm khớp dạng thấp; các bệnh Chuyển hóa như Cao huyết áp, Hội chứng chuyển hóa; hoặc các bệnh về Thận, Nhiễm trùng máu,Viêm tụy cấp thì Omega-3 giúp giảm thiểu việc nhiễm trùng cũng như viêm nhiễm tái phát. Ngoài ra, Omega-3 còn hỗ trợ trẻ em trong việc phát triển trí não, thị giác, giúp việc vận động trở nên dễ dàng và phát triển tâm lí ổn định.
Thịt cá cũng phân biệt gầy béo
Lượng mỡ trong thịt cá là một nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể con người. Dựa theo lượng mỡ của cá có thể phân loại thành cá gầy (fat <2.5%) chẳng hạn như: Nòng nọc, Cá mú: loại trung bình ( fat 2.5~6%) như: Cá vược, Rái cá biển: loại cá béo (fat > 6~25%) như: Cá trích, Cá mòi, Cá thu, Cá ngừ, Cá hồi vân vân.
Ngoài ra hàm lượng Omega-3 còn dựa theo chủng loại, tuổi tác, giới tính, năm và mùa. Thông thường loại cá gầy có hàm lượng Omega-3 0.2% so với cân nặng của cá: loại béo 3%: các loại hải sản khác 0.9~2.2%. Về phần Cholesterol, mỗi 100g thịt cá chiếm 0.035g Cholesterol; các loài hải sản có vỏ như tôm thì hàm lượng Cholesterol sẽ cao hơn, mỗi 100g thì chiếm khoảng từ 0.1~ 1.5g: còn những loại như mực thì càng cao hơn chiếm khoảng 0.2g . Nhưng vì chất béo bão hòa trong của loài cá và hải sản tương đối ít, nên dù hàm lượng Cholesterol có cao như trên đi chăng nữa thì cũng không bằng các loại thịt từ gia súc, gia cầm.
Những loài cá lớn ở biển mặn thường có tỉ lệ chất kim loại năng cao
Những loài cá lớn ăn thịt có tỉ lệ chất kim loại và chất Thủy ngân cao so với cá loài cá chỉ ăn thực vật. Cá biển sinh sống ở biển càng sâu thì tỉ lệ Thủy ngân càng cao, thậm chí lượng ô nhiễm của cá có thể sáng bằng với lượng ô nhiễm của cá được đánh bắt gần các khu công nghiệp.
Tuy rằng việc ăn cá có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch nhưng hàm lượng Thủy ngân cao của một số loài cá lại gây cản trở thậm chí phá hủy đi Omega-3 của chính nó khi ta đưa chúng vào cơ thể. Thật thú vị!
Tóm lại, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn cá rất tốt cho sức khỏe con người nhưng vẫn có mối nguy hại tiềm ẩn nếu ta ăn không đúng cách. Hãy ăn những con cá nhỏ biển mặn hoặc loài cá nước ngọt để hấp thụ dinh dưỡng cần thiết nhé! Có thể tham khảo các loài cá đã nêu ở trên!
Nguyên tắc ăn cá để đảm bảo sức khỏe
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú mỗi tuần chỉ nên ăn 7-9 phần (245~315gram)các loại cá khác nhau.
- Trẻ em từ 1-3 tuổi it nhất mỗi tuần 2 phần (70g) các loại: 4-6 tuổi ít nhất mỗi tuần 3 phần (105g) các loại.
- Cá ngừ, cá kiếm, cá dầu, cá mập có lượng Methylmercury cao vì vậy phụ nữ đang mag thai và cho con bú không nên ăn quá 35-70g mỗi tuần, trẻ em dưới 6 tuổi mỗi tháng không quá 35g.
- Hãy ăn những loại cá như cá thu,cá sòng,cá thu đao,cá chim,cá rô vì hàm lượng chất kim loại nặng của chúng tương đối ít.
- Nên loại bỏ hoàn toàn các phần nội tạng của cá trước khi ăn. (Ước tính 35g cá = 3 ngón tay người lớn gộp lại)
Xin ấn thích và theo dõi tiếp