WHO khuyến nghị nên kẹp rốn muộn (delayed cord clamping – DCC) một đến ba phút sau khi sinh hoặc lâu hơn cho tất cả các ca sinh và việc kẹp dây rốn ngay lập tức (immediate cord clamping – ICC) không được khuyến khích trừ khi trẻ sơ sinh bị ngạt và cần hồi sức ngay lập tức. Tuy nhiên, lợi ích của việc kẹp rốn muộn là gì và liệu nó có gây ra rủi ro nào cho mẹ và bé? Các mẹ cùng đọc bài này nhé!
Kẹp rốn muộn – DCC là gì?
Kẹp rốn muộn là sự kéo dài thời gian giữa lúc trẻ được sinh ra và việc kẹp rốn, thường được thực hiện 25 giây đến 5 phút sau khi sinh. DCC cho phép truyền nhiều máu hơn từ nhau thai sang em bé, đôi khi làm tăng thể tích máu của trẻ lên tới một phần ba. Điều này rất quan trọng vì chất sắt trong máu làm tăng khả năng lưu trữ sắt của trẻ sơ sinh, rất cần thiết cho sự phát triển não bộ khỏe mạnh.
DCC thường chỉ được sử dụng với trẻ sinh non, vì đối với những em bé sinh thiếu tháng thì việc nhận thêm lượng máu là vô cùng quan trọng. Mặc dù lợi ích của việc kẹp rốn muộn được khẳng định cho trẻ sinh non tháng nhưng do chưa có bằng chứng xác thực xác nhận rằng việc kẹp rốn muộn cũng có lợi ích tương tự cho các bé được sinh đủ tháng, vì thế trong nhiều năm, trẻ thường được tiến hành kẹp rốn ngay sau khi sinh (10 – 30 giây). Việc kẹp rốn ngay lập tức – ICC cũng là lựa chọn ưu tiên vì nó cho phép nhanh chóng chuyển em bé đến bác sĩ sơ sinh.
Lợi ích của kẹp rốn muộn
Một số nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng DCC có thể có tác động tích cực đối với cả trẻ sinh non và đủ tháng. Những lợi ích này bao gồm tăng truyền máu nhau thai, tăng 60% hồng cầu và tăng 30% thể tích máu sơ sinh. Có thêm máu khi sinh giúp em bé đối phó tốt hơn với sự chuyển đổi từ cuộc sống trong bụng mẹ (nơi mọi thứ được cung cấp cho chúng bởi nhau thai và cơ thể người mẹ) ra thế giới bên ngoài. Phổi của họ nhận được nhiều máu hơn và thuận lợi cho việc trao đổi oxy vào máu.
Một ưu điểm khác của DCC là giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Bằng cách thực hiện DCC, thêm 40 đến 50 mg/kg sắt chuyển cho trẻ sơ sinh, giúp giảm nguy cơ em bé bị các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến thiếu sắt. Trong đó t ác dụng phụ thường gặp của thiếu sắt khi sinh bao gồm suy giảm nhận thức và các vấn đề về hệ thần kinh trung ương.
Rủi ro của kẹp rốn muộn
Có giả thiếu chưa được chứng minh rằng trẻ sơ sinh liên quan đến DCC có nguy cơ mắc bệnh đa hồng cầu, tăng bilirubin máu và suy hô hấp.
Tăng bilirubin máu
Tăng bilirubin xảy ra khi nồng độ bilirubin tích tụ quá nhiều trong máu. Bilirubin là kết quả của sự phá vỡ các tế bào hồng cầu. Trong bụng mẹ, nhau thai sẽ chăm sóc lượng bilirubin dư thừa, nhưng sau khi sinh, gan bé phải tự mình xử lý bilirubin. Sự tích tụ của bilirubin thường gây ra màu vàng cho mắt và da, được gọi là vàng da. Điều này là bình thường ở một mức độ nào đó ở trẻ sơ sinh và thường được trị liệu bằng ánh sáng.
Tuy nhiên đây vẫn chỉ là giả thuyết, ở một số các báo cáo khác chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể về nồng độ bilirubin trung bình trong huyết thanh giữa trẻ sơ sinh ICC và DCC, có nghĩa là không có nguy cơ vàng da ở trẻ DCC.
Bệnh đa hồng cầu
Bệnh đa hồng cầu xảy ra khi có quá nhiều tế bào hồng cầu trong việc lưu thông máu. Điều này có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, tuần hoàn và có thể dẫn đến tăng bilirubin máu.
Mặc dù cũng có giả thuyết rằng DCC có thể khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh đa hồng cầu. Tuy nhiên, một phân tích tổng hợp của Cochrane cho thấy trẻ sơ sinh DCC không có nguy cơ mắc bệnh đa hồng cầu. Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định chắc chắn liệu DCC có phải là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh mắc bệnh đa hồng cầu hay không.
Suy hô hấp
Suy hô hấp xảy ra khi không có đủ chất lỏng trong phổi (chất hoạt động bề mặt) sau khi sinh để giữ cho đường thở và phế nang nhỏ của phổi mở. Điều này có thể gây ra sự tích tụ của các tế bào bị hư hại gần phổi và tích tụ carbon dioxide trong máu. Khi điều này xảy ra, em bé thường phải đặt máy thở.
Có ý kiến cho rằng việc hấp thu chậm dịch phổi do tăng thể tích máu có thể gây ra thở nhanh thoáng qua (thở nhanh). Một đánh giá của Cochrane cho thấy một số trẻ sơ sinh DCC và ICC tương tự bị nhập viện vì suy hô hấp, điều này cho thấy trẻ DCC không có nguy cơ cao hơn trẻ sơ sinh ICC.
Nếu trẻ sơ sinh bị suy hô hấp trong khi sinh thì bác sĩ sẽ lựa chọn ICC chứ không tiến hành kẹp rốn muộn vì DCC có thể trì hoãn các nỗ lực hồi sức.
Ngoài ra có ý kiến cho rằng DCC có thể dẫn đến sự gia tăng xuất huyết sau sinh. Tuy nhiên, không có bằng chứng thống kê chứng minh rằng DCC dẫn đến sự gia tăng mất máu. Cũng không có sự khác biệt đáng kể về mất máu lớn hơn 500ml giữa kẹp rốn sớm hay kẹp rốn muộn. Trên thực tế việc kẹp rốn muộn đem lại rất nhiều lợi ích hơn là rủi ro chính vì thế bố mẹ có thể thảo luận thêm với bác sĩ để có sự chuẩn bị tốt nhất khi đón bé chào đời nhé!
Xin ấn thích và theo dõi tiếp