Sự phát triển của thai nhi: Thai nhi tuần thứ 3

Chúc mừng mẹ, mẹ đã có thai 3 tuần rồi. Ở tuần này, lớp nhau thai đang phát triển và sản sinh ra hóoc-môn HCG (Human Chorionic Gonadotropin) – đây là dấu hiệu mà bác sĩ sẽ tìm thấy trong nước tiểu để xác định mẹ đang có tin vui.

1. Thai nhi 3 tuần tuổi phát triển ra sao?

Trong tuần 1 – 2 thì thai nhi chỉ giống như một dấu hiệu nhỏ bé mà bạn khó có thể nhận biết, đến tuần thứ 3, phôi thai đã hình thành nhưng kích thước vẫn rất nhỏ.

“Bé yêu” lúc này chỉ giống như một quả bóng nhỏ xíu (gọi là phôi nang) có chứa đến hàng trăm tế bào và phát triển theo cấp số nhân. Trong khi đó, dịch nước ối cũng đang bắt đầu hình thành để phát triển thành túi ối. Chất lỏng này sẽ là “lớp đệm” cho bé trong các tuần và các tháng sắp tới. Cũng từ bây giờ, túi phôi bé nhỏ đang nhận oxy, chất dinh dưỡng (và loại bỏ chất thải) thông qua một hệ thống tuần hoàn nguyên thủy được tạo thành từ các đường ống siêu nhỏ kết nối em bé đang phát triển với các mạch máu trong thành tử cung của mẹ.

 

2. Mẹ có những thay đổi như thế nào ở tuần này?

Tương tự như ở tuần 2, cơ thể mẹ vẫn có những dấu hiệu về mặt thể trạng và cảm xúc đầy bất định. Ở tuần 3, những dấu hiệu đó càng trở nên rõ nét hơn. Đặc biệt là giai đoạn ốm nghén, đối với một số mẹ, thực sự đã bắt đầu từ đây. Mẹ trở nên cực kì nhạy cảm với mùi và gia vị. Những đồ ăn yêu thích và cách chế biến thường thấy cũng làm mẹ trở nên khó chịu.

Ngoài ra, mẹ cảm thấy mệt mỏi hơn. Việc tăng hormone progesterone và những nỗ lực để mang thai khiến cho bạn cảm thấy như vừa tham gia một cuộc thi chạy đường dài. Việc đột nhiên dễ mệt có thể là dấu hiệu đầu tiên báo đã có một “thiên thần” cư trú trong cơ thể mẹ.

3. Những lưu ý chăm sóc mẹ bầu giai đoạn này?

Đây là thời điểm thích hợp để mẹ lên kế hoạch dinh dưỡng cho tam cá nguyệt đầu tiên. 3 tuần đầu thai kỳ mẹ nên bổ sung a-xít folic, sắt và vitamin B1 – ba dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong giai đoạn mang thai sớm. Mẹ có thể bổ sung theo dạng viên uống hoặc thông qua chế độ ăn hàng ngày.

– Nếu mẹ đã bổ sung a-xít folic 400mcg/ngày trước khi mang thai, bây giờ sẽ cần nhiều hơn một chút, 600mcg mỗi ngày.

– Khi có bầu, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi khoảng 30mg/ngày. Nếu không cung cấp đủ, bạn sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.

– Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên uống thêm thuốc có chứa vitamin B11, mỗi ngày khoảng 0,4mg.

– Khi biết tin có thai, nhiều mẹ đã ngay lập tức bổ sung rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Quá nhiều vào thời điểm này là không cần thiết. Theo các chuyên gia, bà bầu nên bổ sung khoảng 300 calo cho khẩu phần bình thường là đủ.

– Một số món ăn cần kiêng cữ: Những món như thịt chưa nấu chín, hải sản hun khói hay trứng lòng đào… thì nên tránh vì chúng có thể gây nguy cơ nhiễm khuẩn coliform, toxoplasmosis và salmonella. Những loại khuẩn không có lợi cho thai nhi.

5. Danh sách một số điều mẹ bầu cần lưu ý:

– Kiểm tra xem mẹ đã thực hiện việc tiêm vắc xin thủy đậu và tiêm chủng ngừa bệnh sởi gần nhất trước kia chưa. Nếu chưa, bác sĩ có thể khuyên mẹ tiêm các vắc xin này trước khi thai nhi hình thành.

– Đặt lịch hẹn với bác sĩ để khám thai và tìm hiểu về những nguy cơ trong lối sống, di truyền và môi trường có thể có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thai nhi.

Tại cuộc hẹn này, mẹ cũng có thể thảo luận các vấn đề như tập thể dục, chế độ ăn kiêng và việc dùng vitamin trước khi sinh với bác sĩ mẹ nhé.

– Cho dù mẹ đang dùng thuốc thảo dược, theo hay không theo đơn, hãy kiểm tra với bác sĩ rằng các loại thuốc này an toàn trong giai đoạn thử thụ thai và thời điểm đầu tiên rất nhạy cảm của thai kỳ.

Chúc mẹ một thai kì khỏe mạnh!

Xin ấn thích và theo dõi tiếp